Năm 1890, những người thợ đào vàng tình cờ phát hiện bức tượng gỗ Shigir bên dưới lớp than bùn đầm lầy ở mỏ vàng tại dãy núi Ural, Nga. Theo kết quả giám định của các chuyên gia, cổ vật này có niên đại khoảng 12.500 năm tuổi.Với niên đại này, Shigir là tượng gỗ lâu đời nhất thế giới, gấp gần 2 lần tuổi của kim tự tháp ở Ai Cập. Cổ vật này được bảo quản trong môi trường axit, kháng khuẩn của đầm lầy than bùn Shigir nên còn gần như nguyên vẹn.Các chuyên gia cho hay bức tượng gỗ Shigir được chế tác từ thân của một cây thông. Trên bức tượng này còn có những hình ảnh và chữ tượng hình được tạc bằng xương hàm của một con hải ly. Họ cũng tìm thấy răng của con vật này còn nguyên vẹn cùng với bức tượng.Những hình ảnh và chữ tượng hình hàm chứa thông điệp gì vẫn chưa được giới chuyên gia làm sáng tỏ.Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết về mục đích người xưa tạo ra bức tượng gỗ cao 2,7m này có thể là phục vụ cho một nghi lễ.Trong khi đó, một giả thuyết khác suy đoán bức tượng gỗ Shigir có thể là tấm bản đồ. Trên đó có những hình ảnh và chữ tượng hình được người xưa tạo ra để ghi lại nguồn gốc của họ cho con cháu thế hệ sau.Những đường thẳng, đường lượn sóng, và mũi tên trên bức tượng gỗ lâu đời nhất thế giới có thể ám chỉ đến một địa điểm và số lượng ngày của cuộc hành trình.Một số chuyên gia đánh giá tượng gỗ Shigir là một kiệt tác mang giá trị rất lớn. Bức tượng vô cùng độc đáo và rất phức tạp, chứa đựng bí ẩn về cuộc sống của con người cách đây hơn 12.000 năm.Với đôi bàn tay khéo léo và các công cụ đơn giản, con người sống cách đây hơn 12.000 năm đã có thể tạo ra bức tượng gỗ Shigir đặc biệt như vậy và còn gần như nguyên vẹn cho tới ngày nay cho thấy họ có đời sống phong phú với nhiều tập tục thú vị và bí ẩn.Giới chuyên gia sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của người xưa thông qua tượng gỗ Shigir.Mời độc giả xem video: Hàng loạt bức tượng 60 năm tuổi ở công viên Thống Nhất đổi màu lòe loẹt. Nguồn: VTV24.
Năm 1890, những người thợ đào vàng tình cờ phát hiện bức tượng gỗ Shigir bên dưới lớp than bùn đầm lầy ở mỏ vàng tại dãy núi Ural, Nga. Theo kết quả giám định của các chuyên gia, cổ vật này có niên đại khoảng 12.500 năm tuổi.
Với niên đại này, Shigir là tượng gỗ lâu đời nhất thế giới, gấp gần 2 lần tuổi của kim tự tháp ở Ai Cập. Cổ vật này được bảo quản trong môi trường axit, kháng khuẩn của đầm lầy than bùn Shigir nên còn gần như nguyên vẹn.
Các chuyên gia cho hay bức tượng gỗ Shigir được chế tác từ thân của một cây thông. Trên bức tượng này còn có những hình ảnh và chữ tượng hình được tạc bằng xương hàm của một con hải ly. Họ cũng tìm thấy răng của con vật này còn nguyên vẹn cùng với bức tượng.
Những hình ảnh và chữ tượng hình hàm chứa thông điệp gì vẫn chưa được giới chuyên gia làm sáng tỏ.
Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết về mục đích người xưa tạo ra bức tượng gỗ cao 2,7m này có thể là phục vụ cho một nghi lễ.
Trong khi đó, một giả thuyết khác suy đoán bức tượng gỗ Shigir có thể là tấm bản đồ. Trên đó có những hình ảnh và chữ tượng hình được người xưa tạo ra để ghi lại nguồn gốc của họ cho con cháu thế hệ sau.
Những đường thẳng, đường lượn sóng, và mũi tên trên bức tượng gỗ lâu đời nhất thế giới có thể ám chỉ đến một địa điểm và số lượng ngày của cuộc hành trình.
Một số chuyên gia đánh giá tượng gỗ Shigir là một kiệt tác mang giá trị rất lớn. Bức tượng vô cùng độc đáo và rất phức tạp, chứa đựng bí ẩn về cuộc sống của con người cách đây hơn 12.000 năm.
Với đôi bàn tay khéo léo và các công cụ đơn giản, con người sống cách đây hơn 12.000 năm đã có thể tạo ra bức tượng gỗ Shigir đặc biệt như vậy và còn gần như nguyên vẹn cho tới ngày nay cho thấy họ có đời sống phong phú với nhiều tập tục thú vị và bí ẩn.
Giới chuyên gia sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của người xưa thông qua tượng gỗ Shigir.
Mời độc giả xem video: Hàng loạt bức tượng 60 năm tuổi ở công viên Thống Nhất đổi màu lòe loẹt. Nguồn: VTV24.