Cảnh quan vùng Bảy Núi, nơi gồm bảy ngọn núi nổi lên giữa vùng đồng bằng rộng lớn ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nơi đây nổi tiếng là vùng đất thiêng, gắn với nhiều huyền thoại của vùng đất Nam Bộ.Bức tranh phong cảnh nhìn từ sườn núi Cấm, ngọn núi nổi tiếng nhất trong Bảy Núi của An Giang. Đây cũng là ngọn núi cao nhất đồng bằng Sông Cửu Long, với chiều cao 705 mét.Tượng Phật Di Lặc soi bóng xuống hồ Thủy Liêm trên đỉnh núi Cấm. Trên ngọn núi này có nhiều cảnh đẹp và công trình tâm linh bề thế, là một điểm hành hương quan trọng của Nam Bộ.Cảnh sắc hữu tình nhìn từ chùa Phước Điền, ngôi chùa nổi tiếng nằm trên núi Sam ở thành phố Châu Đốc, An Giang. Chùa hình thành từ khoảng năm 1840-1850, là một thắng tích nổi tiếng của vùng đất Châu Đốc.Làng nổi Châu Đốc, nơi có những căn nhà nổi và bè cá xếp cạnh nhau kéo dài hàng cây số dọc theo sông Hậu ở thành phố Châu Đốc. Đây là một điểm đến mang nét văn hóa đặc sắc của vùng sông nước Nam Bộ.Kênh Vĩnh Tế ở khu vực giáp ranh với Campuchia, địa phận tỉnh An Giang. Được đào từ năm 1819-1824 dưới thời vua Gia Long, kênh Vĩnh Tế dài 87 km, là con kênh đào lớn nhất trong lịch sử thời phong kiến Việt Nam.Thành phố Long Xuyên nhìn từ sông Hậu, với chợ Long Xuyên phía bên phải. Long Xuyên là thủ phủ tỉnh An Giang, đồng thời là thành phố lớn thứ hai của đồng bằng Sông Cửu Long, sau thành phố Cần Thơ.Cù lao Ông Hổ, một cù lao nằm trên sông Tiền thuộc địa phận thành phố Long Xuyên. Đây là nơi sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888-1980), vị Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam, sau Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969).Hoàng hôn trên đồng lúa ở huyện An Phú, An Giang. Vùng đồng bằng rộng lớn và màu mỡ của tỉnh An Giang được coi là vựa lúa lớn nhất của cả nước.Cảnh thôn quê bình yên ở làng Phù Dật, huyện Châu Phú, An Giang. Ngôi làng này nổi tiếng với nghề săn bắt và buôn bán chuột đồng, một đặc sản hấp dẫn của miền Tây Nam Bộ.Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc/VTV Travel.
Cảnh quan vùng Bảy Núi, nơi gồm bảy ngọn núi nổi lên giữa vùng đồng bằng rộng lớn ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nơi đây nổi tiếng là vùng đất thiêng, gắn với nhiều huyền thoại của vùng đất Nam Bộ.
Bức tranh phong cảnh nhìn từ sườn núi Cấm, ngọn núi nổi tiếng nhất trong Bảy Núi của An Giang. Đây cũng là ngọn núi cao nhất đồng bằng Sông Cửu Long, với chiều cao 705 mét.
Tượng Phật Di Lặc soi bóng xuống hồ Thủy Liêm trên đỉnh núi Cấm. Trên ngọn núi này có nhiều cảnh đẹp và công trình tâm linh bề thế, là một điểm hành hương quan trọng của Nam Bộ.
Cảnh sắc hữu tình nhìn từ chùa Phước Điền, ngôi chùa nổi tiếng nằm trên núi Sam ở thành phố Châu Đốc, An Giang. Chùa hình thành từ khoảng năm 1840-1850, là một thắng tích nổi tiếng của vùng đất Châu Đốc.
Làng nổi Châu Đốc, nơi có những căn nhà nổi và bè cá xếp cạnh nhau kéo dài hàng cây số dọc theo sông Hậu ở thành phố Châu Đốc. Đây là một điểm đến mang nét văn hóa đặc sắc của vùng sông nước Nam Bộ.
Kênh Vĩnh Tế ở khu vực giáp ranh với Campuchia, địa phận tỉnh An Giang. Được đào từ năm 1819-1824 dưới thời vua Gia Long, kênh Vĩnh Tế dài 87 km, là con kênh đào lớn nhất trong lịch sử thời phong kiến Việt Nam.
Thành phố Long Xuyên nhìn từ sông Hậu, với chợ Long Xuyên phía bên phải. Long Xuyên là thủ phủ tỉnh An Giang, đồng thời là thành phố lớn thứ hai của đồng bằng Sông Cửu Long, sau thành phố Cần Thơ.
Cù lao Ông Hổ, một cù lao nằm trên sông Tiền thuộc địa phận thành phố Long Xuyên. Đây là nơi sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888-1980), vị Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam, sau Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969).
Hoàng hôn trên đồng lúa ở huyện An Phú, An Giang. Vùng đồng bằng rộng lớn và màu mỡ của tỉnh An Giang được coi là vựa lúa lớn nhất của cả nước.
Cảnh thôn quê bình yên ở làng Phù Dật, huyện Châu Phú, An Giang. Ngôi làng này nổi tiếng với nghề săn bắt và buôn bán chuột đồng, một đặc sản hấp dẫn của miền Tây Nam Bộ.
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc/VTV Travel.