Ngày 19/12/1946, hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, cả nước đứng lên quyết bảo vệ Tổ quốc, quân và dân Thủ đô đã biến phố phường thành trận địa, đình chùa thành căn cứ cách mạng, mọi ngôi nhà đều trở thành pháo đài trong cuộc kháng chiến...Tấm phù điêu được giữ lại trên phố Nguyễn Khắc Nhu (Ba Đình, Hà Nội) trước cổng nhà máy điện Yên Phụ. Nơi đây vào lúc 20h03 phút ngày 19/12/1946, các công nhân của nhà máy đã phá máy, tắt điện làm hiệu lệnh mở đầu toàn quốc kháng chiến.Rạp Chuông Vàng (trước đây được gọi là rạp Tố Như) nằm ở ngã tư Hàng Bạc - Tạ Hiện vào ngày 14/1/1947, các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô đã làm lễ tuyên thệ "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".Tại khu vực Rạp Hồng Hà (trước là Olympia Theatre) nằm trên phố Đường Thành, ngày 20/12 đến ngày 22/12/1946, các chiến sĩ tự vệ Thành đã chiến đấu anh dũng, tiêu diệt nhiều giặc Pháp. Chiến công này góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.Cầu Long Biên – di tích lịch sử gắn liền với những cuộc chiến tranh của quân dân Thủ đô, chiều 9/10/1954, chứng kiến những tên lính lê dương cuối cùng rút khỏi Hà Nội.Cây cầu là một phần không thể thiếu với người dân Hà Nội, là chứng tích nhắc nhở về một thời khói lửa, đạn bom trong chiến tranh vệ quốc.Nét thanh bình trên cây cầu trăm tuổi khiến nhiều người trẻ tuổi không biết rằng nơi đây cũng là một trong những chứng tích chứng kiến những năm tháng kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của cha ông.Đền Hai Bà Trưng, thuộc phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, bên trong có chùa Viên Minh trước là nơi nhà sư Thích Đàm Thu nuôi giấu bảo vệ cán bộ, giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, từ 1946 - 1954.Khuôn viên chùa Viên Minh.Trường Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm là nơi các chiến sĩ Trung đội 1, Đại đội 1, Tiểu đoàn 77 cùng 2 tiểu đội Tự vệ khu đại học đã kiên cường chiến đấu bảo vệ trụ sở Bộ Quốc phòng ngày 21/12/1946, góp phần vào chiến công chung của quân dân Thủ đô trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trường Trưng Vương được trưng dụng làm trụ sở Bộ Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Chợ Đồng Xuân, ngày 14/2/1947, các chiến sĩ Thủ đô đã anh dũng chiến đấu giáp lá cà tiêu diệt giặc Pháp trong cuộc tấn công của chúng vào chợ Đồng Xuân, 100 tên địch đã bị giết và bị thương, 4 xe tăng bị phá huỷ..Khuôn viên chợ Đồng Xuân.Bức phù điêu được dựng bên hông chợ Đồng Xuân để người dân Thủ đô đến tưởng niệm mỗi dịp kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước.Tấm phù điêu ghi lại chiến tích của các chiến sĩ, quân dân Thủ đô.Những con ngõ nhỏ trên phố phường Hà Nội xưa là giao thông hào nối liền với nhau, giúp các chiến sĩ di chuyển trong lòng Thủ đô đánh giặc.Ngôi nhà số 86 phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm là trụ sở của Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô chỉ đạo chiến đấu ở Liên khu 1 (Hà Nội) trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ 12/1946 đến 2/1947).
Ngày 19/12/1946, hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, cả nước đứng lên quyết bảo vệ Tổ quốc, quân và dân Thủ đô đã biến phố phường thành trận địa, đình chùa thành căn cứ cách mạng, mọi ngôi nhà đều trở thành pháo đài trong cuộc kháng chiến...
Tấm phù điêu được giữ lại trên phố Nguyễn Khắc Nhu (Ba Đình, Hà Nội) trước cổng nhà máy điện Yên Phụ. Nơi đây vào lúc 20h03 phút ngày 19/12/1946, các công nhân của nhà máy đã phá máy, tắt điện làm hiệu lệnh mở đầu toàn quốc kháng chiến.
Rạp Chuông Vàng (trước đây được gọi là rạp Tố Như) nằm ở ngã tư Hàng Bạc - Tạ Hiện vào ngày 14/1/1947, các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô đã làm lễ tuyên thệ "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".
Tại khu vực Rạp Hồng Hà (trước là Olympia Theatre) nằm trên phố Đường Thành, ngày 20/12 đến ngày 22/12/1946, các chiến sĩ tự vệ Thành đã chiến đấu anh dũng, tiêu diệt nhiều giặc Pháp. Chiến công này góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
Cầu Long Biên – di tích lịch sử gắn liền với những cuộc chiến tranh của quân dân Thủ đô, chiều 9/10/1954, chứng kiến những tên lính lê dương cuối cùng rút khỏi Hà Nội.
Cây cầu là một phần không thể thiếu với người dân Hà Nội, là chứng tích nhắc nhở về một thời khói lửa, đạn bom trong chiến tranh vệ quốc.
Nét thanh bình trên cây cầu trăm tuổi khiến nhiều người trẻ tuổi không biết rằng nơi đây cũng là một trong những chứng tích chứng kiến những năm tháng kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của cha ông.
Đền Hai Bà Trưng, thuộc phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, bên trong có chùa Viên Minh trước là nơi nhà sư Thích Đàm Thu nuôi giấu bảo vệ cán bộ, giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, từ 1946 - 1954.
Khuôn viên chùa Viên Minh.
Trường Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm là nơi các chiến sĩ Trung đội 1, Đại đội 1, Tiểu đoàn 77 cùng 2 tiểu đội Tự vệ khu đại học đã kiên cường chiến đấu bảo vệ trụ sở Bộ Quốc phòng ngày 21/12/1946, góp phần vào chiến công chung của quân dân Thủ đô trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trường Trưng Vương được trưng dụng làm trụ sở Bộ Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chợ Đồng Xuân, ngày 14/2/1947, các chiến sĩ Thủ đô đã anh dũng chiến đấu giáp lá cà tiêu diệt giặc Pháp trong cuộc tấn công của chúng vào chợ Đồng Xuân, 100 tên địch đã bị giết và bị thương, 4 xe tăng bị phá huỷ..
Khuôn viên chợ Đồng Xuân.
Bức phù điêu được dựng bên hông chợ Đồng Xuân để người dân Thủ đô đến tưởng niệm mỗi dịp kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước.
Tấm phù điêu ghi lại chiến tích của các chiến sĩ, quân dân Thủ đô.
Những con ngõ nhỏ trên phố phường Hà Nội xưa là giao thông hào nối liền với nhau, giúp các chiến sĩ di chuyển trong lòng Thủ đô đánh giặc.
Ngôi nhà số 86 phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm là trụ sở của Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô chỉ đạo chiến đấu ở Liên khu 1 (Hà Nội) trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ 12/1946 đến 2/1947).