Chùm tranh ký họa màu nước "Sinh hoạt Việt Nam xưa" lấy bối cảnh miền Bắc. Trong hình là một "ban nhạc đường phố" dạo xưa với những nhạc công đang cùng phối hợp chơi nhạc bên manh chiếu với đàn nhị, phách, trống ban và một nhạc cụ nhìn như đàn bầu.Tranh thể hiện một cửa hàng ăn được dựng lên ven đê sông Hồng. Hậu cảnh là hình cây cầu Doumer, tức cầu Long Biên ngày nay.Những người đẩy xe cút kít với bánh gỗ chở những chú lợn đã bị trói gô lại; xe cút kít, hay xe tay bánh gỗ là một phương tiện vận chuyển cầm tay quen thuộc dạo xưa và đã có mặt trong nhiều bưu ảnh về Đông Dương thời Pháp thuộc.Một góc đường phố họp chợ với những phụ nữ trong bộ tứ thân, nón quai thao cùng các gánh hàng. Tiền cảnh là phở gánh lưu động quen thuộc của Hà Nội trước tháng 8 năm 1945.Một quán nước giải khát dựng tạm nằm ven hồ (hoặc sông). Hình ảnh xe điếu hút thuốc lào, hay gọi là điếu bát quen thuộc dạo xưa nhưng rất lạ lẫm đối với người trẻ hiện tại.Góc phố khá giàu qua những ngôi nhà san sát và có cả kiến trúc phương Tây cùng đủ lớp người với chị em gái chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân và đôi giày Gia Định ra dáng trung lưu phổ biến trước 1945 đang ngắm nghía một món hàng của chú khách. Trong khi đó bên cạnh là hình ảnh chú bé như vẻ đang mời chào thuê cho một cửa hiệu, món thuốc... nào đó.Tranh thể hiện nghề mộc. Những người thợ đang chạm trổ các vật dụng giống như các liễn đối hay được trang trí trong nhà hay đền thờ.Cảnh sinh hoạt ở một ngã ba đường thể hiện người cửu vạn mặc áo tơi đẩy hàng bằng xe tay bánh gỗ, những phụ nữ với gánh hàng trên vai và cả người gánh nước. Dạo xưa ở Hà Nội có nghề gánh nước thuê và nghề này vào đầu năm mới "ăn nên làm ra" vì được gia chủ mừng tuổi lấy may.Bức tranh có tên gọi "Xem bói". Đây là bức duy nhất trong chùm tranh "Sinh hoạt Việt Nam xưa" được đặt tên. Bức xem bói trông như dạng phác thảo giống bức này từng được triển lãm tại Rome năm 1931.
Chùm tranh ký họa màu nước "Sinh hoạt Việt Nam xưa" lấy bối cảnh miền Bắc. Trong hình là một "ban nhạc đường phố" dạo xưa với những nhạc công đang cùng phối hợp chơi nhạc bên manh chiếu với đàn nhị, phách, trống ban và một nhạc cụ nhìn như đàn bầu.
Tranh thể hiện một cửa hàng ăn được dựng lên ven đê sông Hồng. Hậu cảnh là hình cây cầu Doumer, tức cầu Long Biên ngày nay.
Những người đẩy xe cút kít với bánh gỗ chở những chú lợn đã bị trói gô lại; xe cút kít, hay xe tay bánh gỗ là một phương tiện vận chuyển cầm tay quen thuộc dạo xưa và đã có mặt trong nhiều bưu ảnh về Đông Dương thời Pháp thuộc.
Một góc đường phố họp chợ với những phụ nữ trong bộ tứ thân, nón quai thao cùng các gánh hàng. Tiền cảnh là phở gánh lưu động quen thuộc của Hà Nội trước tháng 8 năm 1945.
Một quán nước giải khát dựng tạm nằm ven hồ (hoặc sông). Hình ảnh xe điếu hút thuốc lào, hay gọi là điếu bát quen thuộc dạo xưa nhưng rất lạ lẫm đối với người trẻ hiện tại.
Góc phố khá giàu qua những ngôi nhà san sát và có cả kiến trúc phương Tây cùng đủ lớp người với chị em gái chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân và đôi giày Gia Định ra dáng trung lưu phổ biến trước 1945 đang ngắm nghía một món hàng của chú khách. Trong khi đó bên cạnh là hình ảnh chú bé như vẻ đang mời chào thuê cho một cửa hiệu, món thuốc... nào đó.
Tranh thể hiện nghề mộc. Những người thợ đang chạm trổ các vật dụng giống như các liễn đối hay được trang trí trong nhà hay đền thờ.
Cảnh sinh hoạt ở một ngã ba đường thể hiện người cửu vạn mặc áo tơi đẩy hàng bằng xe tay bánh gỗ, những phụ nữ với gánh hàng trên vai và cả người gánh nước. Dạo xưa ở Hà Nội có nghề gánh nước thuê và nghề này vào đầu năm mới "ăn nên làm ra" vì được gia chủ mừng tuổi lấy may.
Bức tranh có tên gọi "Xem bói". Đây là bức duy nhất trong chùm tranh "Sinh hoạt Việt Nam xưa" được đặt tên. Bức xem bói trông như dạng phác thảo giống bức này từng được triển lãm tại Rome năm 1931.