Những ngày qua, dư luận xôn xao về việc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đề xuất phương án thu phí rác thải theo khối lượng, thay vì phương án thu bình quân theo hộ như trước đây, trong phiên họp Quốc hội vào sáng 11/6.Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết trước mắt, người dân chỉ phải chịu một phần kinh phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Khi đời sống người dân tăng lên, sẽ điều chỉnh dần để người dân trả cả chi phí này.Trước Việt Nam, đề xuất thu phí rác theo khối lượng từng được đề xuất thực hiện ở Singapore. Vào năm 2019, Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) cho hay trong tương lai có thể thu phí rác đối với các hộ gia đình. Việc làm này được kỳ vọng giúp các hộ gia đình theo dõi lượng rác thải từ đó ý thức hơn việc thải rác và giảm số lượng rác thải của các hộ gia đình, từ đó giảm lượng rác phải đưa tới bãi tập kết duy nhất của quốc đảo.Theo quan chức NEA, giải pháp trên được thực hiện dựa trên công nghệ nhận dạng tần suất vô tuyến (RFID) để theo dõi số lượng rác thải ra của mỗi hộ gia đình. "Chúng tôi đang theo dõi thử nghiệm tần suất mở thùng rác của một số hộ gia đình, với mỗi lần mở thùng rác chỉ nhận chứa một lượng rác thải nhất định", ông Cheang Kok Chung, trưởng bộ phận chính sách bảo vệ môi trường và quan hệ quốc tế của NEA, cho biết.Trước đó, mỗi hộ gia đình ở Singapore trả 8,25 SGD/tháng cho việc thu gom, xử lý rác thải bất kể vứt nhiều hay ít. Ông Cheang nói nếu đề xuất thu phí rác theo khối lượng được thực hiện thì một số hộ gia đình có thể phải trả ít tiền hơn.Hàn Quốc cũng thực hiện thu phí rác nhưng theo một cách khác. Vào năm 1995, Hàn Quốc ban hành chính sách thu phí chất thải dựa trên khối lượng. Theo đó, Hàn Quốc trở thành nước đầu tiên áp dụng việc thu phí theo khối lượng ở phạm vi toàn quốc.Phương thức thu phí rác của Hàn Quốc được thực hiện thông qua việc bán túi thu gom, với giá tùy theo kích cỡ cụ thể của túi.Chính phủ Hàn Quốc quy định bắt buộc người dân để rác thải trong túi này. Riêng rác thải có thể tái chế được thì không cần cho vào túi.Giá của túi thu gom ở Hàn Quốc chiếm 40% tổng chi phí xử lý rác, nhà nước bù 60% còn lại. Việc làm này giúp người dân giảm bớt khối lượng rác thải xả ra cũng như tăng tỷ lệ tái chế rác.Giống Hàn Quốc, Nhật Bản xử lý rác nghiêm ngặt và hiệu quả. Chính phủ Nhật Bản phân làm 4 loại rác chính: cháy được, không cháy được, ngoại cỡ và rác "khác" (gồm chai lọ thủy tinh, vỏ lon...).Mỗi loại rác khi muốn vứt đều phải cho vào túi theo màu sắc. Trong đó, rác cháy được sẽ được bỏ vào túi vàng, rác không đốt được là túi xanh. Nếu muốn vứt rác là các đồ gia dụng, đồ điện... thì người dân liên hệ theo số điện thoại thu gom và được hẹn lịch có nhân viên đến lấy cũng như trả phí thu gom.Không chỉ rác thải rắn, các hộ gia đình tại Nhật Bản cũng cần đóng phí nước thải. Phí nước thải được tính trong cùng hóa đơn tiền cung cấp nước sinh hoạt theo tỷ lệ đã được tính sẵn. VD một hộ gia đình tiêu thụ 1 m3 nước sạch sẽ được mặc định áp định thải ra một lượng nước thải sinh hoạt nhất định và cần đóng phí cho cả 2 loại nước kể trên.Thêm nữa, rác tại Nhật Bản không phải muốn vứt thế nào cũng được mà phải theo đúng ngày quy định. Vào dịp đầu năm mới, các trạm trung chuyển rác sẽ phát cho mỗi gia đình mà họ phụ trách vệ sinh một tờ lịch treo tường. Trong tờ lịch này ghi rõ, mỗi ngày gom và vận chuyển loại rác nào, tuần nào/ngày nào chỉ thu giấy, tuần nào thu rác có thể đốt… Nhờ những giải pháp trên, đường phố ở Nhật Bản luôn sạch sẽ.
Mời độc giả xem video: Ô nhiễm ‘kinh hoàng’ ở làng tái chế rác thải. Nguồn: VTC14.
Những ngày qua, dư luận xôn xao về việc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đề xuất phương án thu phí rác thải theo khối lượng, thay vì phương án thu bình quân theo hộ như trước đây, trong phiên họp Quốc hội vào sáng 11/6.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết trước mắt, người dân chỉ phải chịu một phần kinh phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Khi đời sống người dân tăng lên, sẽ điều chỉnh dần để người dân trả cả chi phí này.
Trước Việt Nam, đề xuất thu phí rác theo khối lượng từng được đề xuất thực hiện ở Singapore. Vào năm 2019, Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) cho hay trong tương lai có thể thu phí rác đối với các hộ gia đình. Việc làm này được kỳ vọng giúp các hộ gia đình theo dõi lượng rác thải từ đó ý thức hơn việc thải rác và giảm số lượng rác thải của các hộ gia đình, từ đó giảm lượng rác phải đưa tới bãi tập kết duy nhất của quốc đảo.
Theo quan chức NEA, giải pháp trên được thực hiện dựa trên công nghệ nhận dạng tần suất vô tuyến (RFID) để theo dõi số lượng rác thải ra của mỗi hộ gia đình. "Chúng tôi đang theo dõi thử nghiệm tần suất mở thùng rác của một số hộ gia đình, với mỗi lần mở thùng rác chỉ nhận chứa một lượng rác thải nhất định", ông Cheang Kok Chung, trưởng bộ phận chính sách bảo vệ môi trường và quan hệ quốc tế của NEA, cho biết.
Trước đó, mỗi hộ gia đình ở Singapore trả 8,25 SGD/tháng cho việc thu gom, xử lý rác thải bất kể vứt nhiều hay ít. Ông Cheang nói nếu đề xuất thu phí rác theo khối lượng được thực hiện thì một số hộ gia đình có thể phải trả ít tiền hơn.
Hàn Quốc cũng thực hiện thu phí rác nhưng theo một cách khác. Vào năm 1995, Hàn Quốc ban hành chính sách thu phí chất thải dựa trên khối lượng. Theo đó, Hàn Quốc trở thành nước đầu tiên áp dụng việc thu phí theo khối lượng ở phạm vi toàn quốc.
Phương thức thu phí rác của Hàn Quốc được thực hiện thông qua việc bán túi thu gom, với giá tùy theo kích cỡ cụ thể của túi.
Chính phủ Hàn Quốc quy định bắt buộc người dân để rác thải trong túi này. Riêng rác thải có thể tái chế được thì không cần cho vào túi.
Giá của túi thu gom ở Hàn Quốc chiếm 40% tổng chi phí xử lý rác, nhà nước bù 60% còn lại. Việc làm này giúp người dân giảm bớt khối lượng rác thải xả ra cũng như tăng tỷ lệ tái chế rác.
Giống Hàn Quốc, Nhật Bản xử lý rác nghiêm ngặt và hiệu quả. Chính phủ Nhật Bản phân làm 4 loại rác chính: cháy được, không cháy được, ngoại cỡ và rác "khác" (gồm chai lọ thủy tinh, vỏ lon...).
Mỗi loại rác khi muốn vứt đều phải cho vào túi theo màu sắc. Trong đó, rác cháy được sẽ được bỏ vào túi vàng, rác không đốt được là túi xanh. Nếu muốn vứt rác là các đồ gia dụng, đồ điện... thì người dân liên hệ theo số điện thoại thu gom và được hẹn lịch có nhân viên đến lấy cũng như trả phí thu gom.
Không chỉ rác thải rắn, các hộ gia đình tại Nhật Bản cũng cần đóng phí nước thải. Phí nước thải được tính trong cùng hóa đơn tiền cung cấp nước sinh hoạt theo tỷ lệ đã được tính sẵn. VD một hộ gia đình tiêu thụ 1 m3 nước sạch sẽ được mặc định áp định thải ra một lượng nước thải sinh hoạt nhất định và cần đóng phí cho cả 2 loại nước kể trên.
Thêm nữa, rác tại Nhật Bản không phải muốn vứt thế nào cũng được mà phải theo đúng ngày quy định. Vào dịp đầu năm mới, các trạm trung chuyển rác sẽ phát cho mỗi gia đình mà họ phụ trách vệ sinh một tờ lịch treo tường. Trong tờ lịch này ghi rõ, mỗi ngày gom và vận chuyển loại rác nào, tuần nào/ngày nào chỉ thu giấy, tuần nào thu rác có thể đốt… Nhờ những giải pháp trên, đường phố ở Nhật Bản luôn sạch sẽ.
Mời độc giả xem video: Ô nhiễm ‘kinh hoàng’ ở làng tái chế rác thải. Nguồn: VTC14.