Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là nơi đang lưu giữ hai cánh cửa chạm rồng, được coi là bộ cửa đẹp nhất trong số các cánh cửa kiến trúc cổ Việt Nam.Bộ cửa này có niên đại từ thế kỷ 17, vốn là bộ cánh cửa chính của tam quan chùa Keo ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.Mỗi cánh cao 2,2 mét, rộng 1,3 mét, được góp từ bốn tấm gỗ nhỏ hơn.Khi khép lại, hai cánh cửa tạo thành một bức phù điêu hoàn chỉnh khắc họa đề tài “lưỡng long mẫu tử chầu nguyệt” rất sinh động.Chính giữa hai cánh cửa chạm một mặt nguyệt lớn.Mỗi bên cánh cửa chạm một con rồng mẹ.Phía trên mỗi rồng mẹ có một con rồng con, nằm chếch về phía sau.Dưới chân mỗi rồng mẹ chạm một con nghê nhỏ.Hòa quyện vào hình tượng rồng là những những họa tiết trang trí lửa hóa long, sóng nước và vân mây sinh động.Mật độ trang trí dày đặc khiến mặt gỗ nhìn từ xa huyền ảo như gấm vóc.Với những đường chạm khắc khéo léo và điêu luyện, hai cánh cửa chạm rồng của chùa Keo thực sự là kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỉ 17.Ngược dòng lịch sử, tương truyền chùa Keo do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên chùa được gọi là chùa Keo.Năm 1611, nước sông Hồng lên to làm ngập làng Giao Thủy. Một bộ phận dân cư dời đi, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng chùa mới gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện. Một bộ phận dân cư lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng xây chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng), hay chùa Keo Thái Bình.Việc xây dựng chùa Keo Thái Bình được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632. Chùa mang phong cách kiến trúc thời Lê, phỏng theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Bộ cửa chạm rồng được dựng từ thời điểm này.Hiện nay kiến trúc chùa keo Thái Bình còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc” với nhiều tác phẩm chạm khắc gỗ đặc sắc, trong đó có giá trị nổi bật là bộ cửa rồng, mà hai cánh đã được chuyển về Bảo tàng Mỹ thuật để phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn.Vào năm 2017, hai cánh cửa chạm rồng của chùa Keo đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.Một số hình ảnh khác về Bảo vật quốc gia hai cánh cửa chạm rồng của chùa Keo.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là nơi đang lưu giữ hai cánh cửa chạm rồng, được coi là bộ cửa đẹp nhất trong số các cánh cửa kiến trúc cổ Việt Nam.
Bộ cửa này có niên đại từ thế kỷ 17, vốn là bộ cánh cửa chính của tam quan chùa Keo ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Mỗi cánh cao 2,2 mét, rộng 1,3 mét, được góp từ bốn tấm gỗ nhỏ hơn.
Khi khép lại, hai cánh cửa tạo thành một bức phù điêu hoàn chỉnh khắc họa đề tài “lưỡng long mẫu tử chầu nguyệt” rất sinh động.
Chính giữa hai cánh cửa chạm một mặt nguyệt lớn.
Mỗi bên cánh cửa chạm một con rồng mẹ.
Phía trên mỗi rồng mẹ có một con rồng con, nằm chếch về phía sau.
Dưới chân mỗi rồng mẹ chạm một con nghê nhỏ.
Hòa quyện vào hình tượng rồng là những những họa tiết trang trí lửa hóa long, sóng nước và vân mây sinh động.
Mật độ trang trí dày đặc khiến mặt gỗ nhìn từ xa huyền ảo như gấm vóc.
Với những đường chạm khắc khéo léo và điêu luyện, hai cánh cửa chạm rồng của chùa Keo thực sự là kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỉ 17.
Ngược dòng lịch sử, tương truyền chùa Keo do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên chùa được gọi là chùa Keo.
Năm 1611, nước sông Hồng lên to làm ngập làng Giao Thủy. Một bộ phận dân cư dời đi, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng chùa mới gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện. Một bộ phận dân cư lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng xây chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng), hay chùa Keo Thái Bình.
Việc xây dựng chùa Keo Thái Bình được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632. Chùa mang phong cách kiến trúc thời Lê, phỏng theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Bộ cửa chạm rồng được dựng từ thời điểm này.
Hiện nay kiến trúc chùa keo Thái Bình còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc” với nhiều tác phẩm chạm khắc gỗ đặc sắc, trong đó có giá trị nổi bật là bộ cửa rồng, mà hai cánh đã được chuyển về Bảo tàng Mỹ thuật để phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn.
Vào năm 2017, hai cánh cửa chạm rồng của chùa Keo đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Một số hình ảnh khác về Bảo vật quốc gia hai cánh cửa chạm rồng của chùa Keo.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.