Giống như nhiều nền văn minh khác, tín ngưỡng tôn giáo của Ai Cập cổ đại là theo tín ngưỡng thờ thần. Theo đó, họ thờ cúng các vị thần ở nhiều đền thờ trên khắp lãnh thổ. Những vị thần trong tôn giáo Ai Cập thường mang hình dáng, đặc điểm của các loài động vật. Ngoài ra, người Ai Cập cũng tôn sùng, thờ cúng một số loài động vật.Một trong những vị thần nổi tiếng nhất trong tôn giáo Ai Cập cổ đại đó là thần Anubis tượng trưng cho sự ướp xác và cái chết. Vị thần này được miêu tả có thân nam giới và đầu chó rừng.Người Ai Cập cổ đại còn thờ cúng thần Sobek - vị thần đầu cá sấu cai quản sông Nile. Vị thần này rất thích ăn thịt - giống như những con cá sấu. Để thể hiện sự tôn sùng thần Sobek, nhiều ngôi đền ở Ai Cập xây dựng các hồ nước có cá sấu.Mặc dù người Ai Cập cổ đại có hơn 2.000 vị thần nhưng đa số các thần chỉ được biết đến theo đặc điểm vùng miền, không phổ biến rộng rãi.Thần Mặt trời Ra của Ai Cập cổ đại gắn liền với câu chuyện ấn tượng nhất trong số các truyền thuyết về các vị thần. Theo đó, vào mỗi đêm, thần Ra bị nữ thần bầu trời Nut ăn mất. Tuy nhiên, đến sáng ngày hôm sau, thần Mặt trời Ra được tái sinh. Sự việc này được lặp đi lặp lại mỗi ngày.Tín ngưỡng thờ thần của Ai Cập cổ đại là một trong những tôn giáo lâu đời nhất thế giới. Tín ngưỡng tôn giáo này có lịch sử kéo dài hơn 3.000 năm.Amun là một trong những vị thần quyền lực nhất của thế giới Ai Cập cổ đại, với ngoại hình là một người đàn ông cầm búa và đội mũ miện dài. Vị thần này được ca ngợi là “Vua của các vị thần”, đem lại may mắn, công bằng và bảo vệ những người đi đường. Khi kết hợp với thần mặt trời Ra thành Amun-Ra, vị thần Amun còn trở nên mạnh mẽ, quyền năng hơn rất nhiều.Trong khi các vị thần Ai Cập thường được miêu tả mang cơ thể con người với đầu động vật thì hình ảnh các pharaoh ngược lại. Theo đó, các pharaoh được khắc họa với hình ảnh cơ thể động vật và phần đầu là nam giới.Một số vị thần Ai Cập thường được miêu tả cầm biểu tượng Ankh trên tay. Biểu tượng này tượng trưng cho "cuộc sống". Nó còn được coi là “chìa khóa của sự sống” do hình dạng của nó giống như chiếc chìa khóa, tạo nên niềm tin nó có thể mở khóa “cửa địa ngục”. Ankh cũng gợi lên hình ảnh của mặt trời mọc nơi đường chân trời, biểu thị cho sự tái sinh mỗi ngày.Do Ai Cập có hàng ngàn vị thần nên việc xác định đó là nam thần hay nữ thần đôi lúc gặp khó khăn. Để xác định vị thần đó là nam hay nữ, người Ai Cập căn cứ vào màu da của vị thần. Theo đó, các nam thần có làn da màu nâu sẫm trong khi nữ thần có màu da màu vàng.
Giống như nhiều nền văn minh khác, tín ngưỡng tôn giáo của Ai Cập cổ đại là theo tín ngưỡng thờ thần. Theo đó, họ thờ cúng các vị thần ở nhiều đền thờ trên khắp lãnh thổ. Những vị thần trong tôn giáo Ai Cập thường mang hình dáng, đặc điểm của các loài động vật. Ngoài ra, người Ai Cập cũng tôn sùng, thờ cúng một số loài động vật.
Một trong những vị thần nổi tiếng nhất trong tôn giáo Ai Cập cổ đại đó là thần Anubis tượng trưng cho sự ướp xác và cái chết. Vị thần này được miêu tả có thân nam giới và đầu chó rừng.
Người Ai Cập cổ đại còn thờ cúng thần Sobek - vị thần đầu cá sấu cai quản sông Nile. Vị thần này rất thích ăn thịt - giống như những con cá sấu. Để thể hiện sự tôn sùng thần Sobek, nhiều ngôi đền ở Ai Cập xây dựng các hồ nước có cá sấu.
Mặc dù người Ai Cập cổ đại có hơn 2.000 vị thần nhưng đa số các thần chỉ được biết đến theo đặc điểm vùng miền, không phổ biến rộng rãi.
Thần Mặt trời Ra của Ai Cập cổ đại gắn liền với câu chuyện ấn tượng nhất trong số các truyền thuyết về các vị thần. Theo đó, vào mỗi đêm, thần Ra bị nữ thần bầu trời Nut ăn mất. Tuy nhiên, đến sáng ngày hôm sau, thần Mặt trời Ra được tái sinh. Sự việc này được lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Tín ngưỡng thờ thần của Ai Cập cổ đại là một trong những tôn giáo lâu đời nhất thế giới. Tín ngưỡng tôn giáo này có lịch sử kéo dài hơn 3.000 năm.
Amun là một trong những vị thần quyền lực nhất của thế giới Ai Cập cổ đại, với ngoại hình là một người đàn ông cầm búa và đội mũ miện dài. Vị thần này được ca ngợi là “Vua của các vị thần”, đem lại may mắn, công bằng và bảo vệ những người đi đường. Khi kết hợp với thần mặt trời Ra thành Amun-Ra, vị thần Amun còn trở nên mạnh mẽ, quyền năng hơn rất nhiều.
Trong khi các vị thần Ai Cập thường được miêu tả mang cơ thể con người với đầu động vật thì hình ảnh các pharaoh ngược lại. Theo đó, các pharaoh được khắc họa với hình ảnh cơ thể động vật và phần đầu là nam giới.
Một số vị thần Ai Cập thường được miêu tả cầm biểu tượng Ankh trên tay. Biểu tượng này tượng trưng cho "cuộc sống". Nó còn được coi là “chìa khóa của sự sống” do hình dạng của nó giống như chiếc chìa khóa, tạo nên niềm tin nó có thể mở khóa “cửa địa ngục”. Ankh cũng gợi lên hình ảnh của mặt trời mọc nơi đường chân trời, biểu thị cho sự tái sinh mỗi ngày.
Do Ai Cập có hàng ngàn vị thần nên việc xác định đó là nam thần hay nữ thần đôi lúc gặp khó khăn. Để xác định vị thần đó là nam hay nữ, người Ai Cập căn cứ vào màu da của vị thần. Theo đó, các nam thần có làn da màu nâu sẫm trong khi nữ thần có màu da màu vàng.