Hộ chiếu của Israel không được chấp nhận ở 16 quốc gia: Đó là Syria, Sudan, Iran, Iraq, Yemen, Libya, Algeria, Bangladesh, Brunei, Kuwait, Lebanon, Malaysia, Oman, Pakistan, Saudi Arabia và UAE . Libya cũng thực thi một lệnh cấm riêng đối với du khách mang hộ chiếu Iran, Syria và Palestine. Người dân Israel cũng bị chính phủ nước này cấm tới Somalia, Afghanistan, Iran, Iraq, Pakistan, Lebanon, Libya, Sudan, Syria và Yemen. Israel cũng áp đặt những hạn chế về du lịch đối với người Palestine. Các trang bên trong một hộ chiếu Israel. Ảnh: Alamy.Không phải tất cả con dấu hộ chiếu đều được tạo ra giống nhau: Một số vùng đất chẳng hạn như Easter Island, mặc dù là một phần của Chile, và không thực sự là một quốc gia độc lập, nhưng các nhân viên bưu điện trên hòn đảo thuộc Thái Bình Dương này sẽ vui vẻ đóng dấu hộ chiếu độc đáo với các bức tượng Moai nổi tiếng. Ảnh: Telegraph Người Đức có hộ chiếu “quyền lực” nhất: Theo bảng xếp hạng của Henley & Partners, một công ty chuyên về tư vấn về nhập cư và tư vấn đầu tư, được công bố hồi tháng 5, hộ chiếu Đức có thể đi du lịch đến 176 trong số 218 quốc gia khắp thế giới. Ảnh: Telegraph. Trong khi đó hộ chiếu của Syria lại có ít “quyền lực” nhất: Syria, cùng với Pakistan, Iraq và Afghanistan, chỉ nhận được quyền miễn thị thực với ít hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Một hộ chiếu cũ của Syria. Ảnh: Alamy.Tấm hộ chiếu “chân chính” đầu tiên được cấp tại Vương quốc Anh: Tấm hộ chiếu này được vua Henry V ban hành vào thế kỷ 15, cấp cho các công dân của mình như một dạng giấy tờ chứng minh nhân thân khi ra nước ngoài. Ảnh: Alamy.Người sở hữu hộ chiếu Armenia bị cấm nhập cảnh vào Azerbaijan: Do xung đột giữa hai nước tại khu vực Nagorno-Karabakh, người Armenia bị cấm nhập cảnh vào Azerbaijan. Tuy nhiên, theo chiều ngược lại, người có hộ chiếu Azerbaijan được phép nhập cảnh vào Armenia. Trong ảnh là tu viện Dadivank ở vùng Nagorno-Karabakh. Ảnh: Alamy. Màu của bìa hộ chiếu: Hộ chiếu ở các quốc gia có bốn màu chủ đạo: đỏ, xanh lá, xanh dương hoặc đen. Hộ chiếu của các nước trong Liên minh châu Âu (EU) thường có màu đỏ rượu vang (burgundy), trong khi các quốc gia thuộc cộng đồng Caribbean (Caricom) sử dụng màu xanh lam. Ảnh: Alamy. Hộ chiếu ở quốc gia Hồi giáo có màu xanh lá: Ở nhiều nước Hồi giáo như Morocco, Pakistan và Saudi Arabia,… sử dụng hộ chiếu có bìa màu xanh lá. Điều này là vì lý do tôn giáo, màu xanh lá được coi trọng. Ảnh: Scroll.in. Một số quốc gia chọn màu sắc rất độc đáo: Một số quốc gia chọn một màu nhất định để dễ phân biệt và thể hiện bản sắc, chẳng hạn như Thụy Sĩ, có hộ chiếu màu đỏ tươi. Singapore có bìa màu cam kết hợp với màu đỏ tươi, trong khi đó hộ chiếu tạm thời của Canada dành cho du khách có bìa màu trắng. Ảnh: Todayonline.com. Hộ chiếu Na Uy giấu một tính năng bí mật: Hộ chiếu của quốc gia vùng Scandinavia được phân thành ba màu sắc (trắng, ngọc lam hoặc đỏ) dành cho các đối tượng khác nhau và có một tính năng khá ấn tượng. Đó là nếu đặt cuốn hộ chiếu dưới tia tia cực tím (UV), sẽ hiện lên hình ảnh cực quang huyền ảo dưới bầu trời đêm. Ảnh: Telegraph. Hộ chiếu Canada cũng hết sức ấn tượng dưới tia UV: Không chịu kém cạnh Na Uy, Canada cũng cho ra mắt cuốn hộ chiếu của riêng mình với rất nhiều màu sắc. Khi đặt dưới tia UV-A, mỗi trang của hộ chiếu Canada sẽ hiện lên những hình ảnh biểu tượng của quốc gia, như lá phong, tòa nhà quốc hội, và những tính năng “xịn” hơn như chống làm giả, sinh trắc học. Ảnh: Telegraph. Hộ chiếu giống như tranh khi lật trang: Năm 2012, Phần Lan giới thiệu một tính năng mới đó là hiệu ứng hình ảnh ở phần cuối mỗi trang hộ chiếu là một con nai sừng tấm đang chạy khi lật nhanh cuốn hộ chiếu. Một hiệu ứng tương tự được nhìn thấy trên hộ chiếu Slovenia. Ảnh: Telegraph. Bạn cũng có thể đóng dấu trên hộ chiếu tại Machu Picchu: Du khách đến Machu Picchu có thể đóng dấu hộ chiếu của mình với hình Thành phố đã Mất của người Inca tại lối vào khu di tích này. Ảnh: Telegraph. Không thể đóng dấu hộ chiếu ở Vatican: Mặc dù là một quốc gia, Vatican lại không hề có con dấu hộ chiếu. Ảnh: Telegraph. Dấu giáp lai trên ảnh: Đóng dấu giáp lai nổi trên ảnh đã trở thành thành phần bắt buộc trên hộ chiếu của Anh vào đầu Thế chiến thứ nhất sau khi Carl Hans Lody, một gián điệp Đức đã xâm nhập vào nước Anh bằng hộ chiếu giả. Ảnh: Alamy. Những sửa đổi được thực hiện bằng tay: Cuốn hộ chiếu của Anh ra đời năm 1920 với những mô tả được viết bằng tay bao gồm nghề nghiệp, quê quán, ngày sinh, nơi cư trú, chiều cao, màu mắt, màu tóc và chữ ký. Bất kỳ thay đổi nào sẽ được viết lại và đóng dấu xác nhận. Ảnh: Edward Hand/wikimedia Commons. Ảnh của cả gia đình cũng được chấp nhận: Trái với quy định nghiêm ngặt hiện nay, các quy tắc về hình ảnh trong hộ chiếu ở Anh những năm đầu khá lỏng lẻo. Các gia đình người Anh có con dưới 16 tuổi có thể gửi một bức ảnh của cả gia đình, miễn là khuôn mặt của mỗi thành viên rõ ràng có thể nhìn thấy được. Ảnh: Alamy. Ảnh trên hộ chiếu không được phép cười: Trước khi bị bãi bỏ vào năm 2004, ảnh trên hộ chiếu phải “nghiêm túc” để tạo điều kiện cho công cụ nhận dạng khuôn mặt. Năm 2016, một du khách đến Pháp đã nộp đơn khiếu nại sau khi chính quyền nước này từ chối nhập cảnh vì bức ảnh trên hộ chiếu của ông này có một nụ cười nhẹ nhàng. Ông này nhấn mạnh rằng bức ảnh đó hoàn toàn hợp lệ. Vụ kiện đã bị tòa án ở Pháp bác bỏ. Ảnh: Reuters. Nữ hoàng Anh không có hộ chiếu: Vì tất cả hộ chiếu của Vương quốc Anh đều mặc định "do Nữ hoàng cấp", Nữ hoàng không cần phải xuất trình hộ chiếu khi du lịch nước ngoài, nhưng các thành viên khác của hoàng tộc thì bắt buộc phải có. Ảnh: Telegraph. Các vị tổng thống có hộ chiếu đặc biệt: Tổng thống và các thành viên gia đình, cũng như các quan chức chính phủ được lựa chọn, là những người may mắn được cấp hộ chiếu ngoại giao. Người sở hữu hộ chiếu ngoại giao có nhiều đặc quyền, bao gồm cả miễn thị thực đến nhiều quốc gia, có quyền ưu tiên qua cổng tại sân bay... Tại một số quốc gia, chẳng hạn như Mỹ, các tổng thống được cấp hộ chiếu ngoại giao vĩnh viễn, có giá trị kể cả sau khi họ đã rời nhiệm sở. Ảnh: Alamy. Tonga bán hộ chiếu: Nhà vua Taufa'ahau Tupou IV của Vương quốc Tonga thuộc quần đảo Polynesia, Thái Bình Dương đã tuyên bố bán hộ chiếu với giá khoảng 20.000 USD để tăng doanh thu. Hộ chiếu được bán cho người không phải là công dân (thường là người tị nạn và bất cứ ai không được cấp hộ chiếu vì lý do chính trị). Tuy nhiên, hộ chiếu này không được coi là giấy thông hành hợp lệ tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: AP. Hộ chiếu hiếm nhất thế giới: Chỉ có ba thành viên của Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta được cấp hộ chiếu, bao gồm Đại thống lĩnh (hiện bỏ trống), Đại tướng (hiện nay là Ludwig Hoffmann von Rumerstein, người Áo) và Đại pháp quan (hiện nay là Freiherr Albrecht von Boeselager, một người Đức).Ảnh: Telegraph.
Hộ chiếu của Israel không được chấp nhận ở 16 quốc gia: Đó là Syria, Sudan, Iran, Iraq, Yemen, Libya, Algeria, Bangladesh, Brunei, Kuwait, Lebanon, Malaysia, Oman, Pakistan, Saudi Arabia và UAE . Libya cũng thực thi một lệnh cấm riêng đối với du khách mang hộ chiếu Iran, Syria và Palestine. Người dân Israel cũng bị chính phủ nước này cấm tới Somalia, Afghanistan, Iran, Iraq, Pakistan, Lebanon, Libya, Sudan, Syria và Yemen. Israel cũng áp đặt những hạn chế về du lịch đối với người Palestine. Các trang bên trong một hộ chiếu Israel. Ảnh: Alamy.
Không phải tất cả con dấu hộ chiếu đều được tạo ra giống nhau: Một số vùng đất chẳng hạn như Easter Island, mặc dù là một phần của Chile, và không thực sự là một quốc gia độc lập, nhưng các nhân viên bưu điện trên hòn đảo thuộc Thái Bình Dương này sẽ vui vẻ đóng dấu hộ chiếu độc đáo với các bức tượng Moai nổi tiếng. Ảnh: Telegraph
Người Đức có hộ chiếu “quyền lực” nhất: Theo bảng xếp hạng của Henley & Partners, một công ty chuyên về tư vấn về nhập cư và tư vấn đầu tư, được công bố hồi tháng 5, hộ chiếu Đức có thể đi du lịch đến 176 trong số 218 quốc gia khắp thế giới. Ảnh: Telegraph.
Trong khi đó hộ chiếu của Syria lại có ít “quyền lực” nhất: Syria, cùng với Pakistan, Iraq và Afghanistan, chỉ nhận được quyền miễn thị thực với ít hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Một hộ chiếu cũ của Syria. Ảnh: Alamy.
Tấm hộ chiếu “chân chính” đầu tiên được cấp tại Vương quốc Anh: Tấm hộ chiếu này được vua Henry V ban hành vào thế kỷ 15, cấp cho các công dân của mình như một dạng giấy tờ chứng minh nhân thân khi ra nước ngoài. Ảnh: Alamy.
Người sở hữu hộ chiếu Armenia bị cấm nhập cảnh vào Azerbaijan: Do xung đột giữa hai nước tại khu vực Nagorno-Karabakh, người Armenia bị cấm nhập cảnh vào Azerbaijan. Tuy nhiên, theo chiều ngược lại, người có hộ chiếu Azerbaijan được phép nhập cảnh vào Armenia. Trong ảnh là tu viện Dadivank ở vùng Nagorno-Karabakh. Ảnh: Alamy.
Màu của bìa hộ chiếu: Hộ chiếu ở các quốc gia có bốn màu chủ đạo: đỏ, xanh lá, xanh dương hoặc đen. Hộ chiếu của các nước trong Liên minh châu Âu (EU) thường có màu đỏ rượu vang (burgundy), trong khi các quốc gia thuộc cộng đồng Caribbean (Caricom) sử dụng màu xanh lam. Ảnh: Alamy.
Hộ chiếu ở quốc gia Hồi giáo có màu xanh lá: Ở nhiều nước Hồi giáo như Morocco, Pakistan và Saudi Arabia,… sử dụng hộ chiếu có bìa màu xanh lá. Điều này là vì lý do tôn giáo, màu xanh lá được coi trọng. Ảnh: Scroll.in.
Một số quốc gia chọn màu sắc rất độc đáo: Một số quốc gia chọn một màu nhất định để dễ phân biệt và thể hiện bản sắc, chẳng hạn như Thụy Sĩ, có hộ chiếu màu đỏ tươi. Singapore có bìa màu cam kết hợp với màu đỏ tươi, trong khi đó hộ chiếu tạm thời của Canada dành cho du khách có bìa màu trắng. Ảnh: Todayonline.com.
Hộ chiếu Na Uy giấu một tính năng bí mật: Hộ chiếu của quốc gia vùng Scandinavia được phân thành ba màu sắc (trắng, ngọc lam hoặc đỏ) dành cho các đối tượng khác nhau và có một tính năng khá ấn tượng. Đó là nếu đặt cuốn hộ chiếu dưới tia tia cực tím (UV), sẽ hiện lên hình ảnh cực quang huyền ảo dưới bầu trời đêm. Ảnh: Telegraph.
Hộ chiếu Canada cũng hết sức ấn tượng dưới tia UV: Không chịu kém cạnh Na Uy, Canada cũng cho ra mắt cuốn hộ chiếu của riêng mình với rất nhiều màu sắc. Khi đặt dưới tia UV-A, mỗi trang của hộ chiếu Canada sẽ hiện lên những hình ảnh biểu tượng của quốc gia, như lá phong, tòa nhà quốc hội, và những tính năng “xịn” hơn như chống làm giả, sinh trắc học. Ảnh: Telegraph.
Hộ chiếu giống như tranh khi lật trang: Năm 2012, Phần Lan giới thiệu một tính năng mới đó là hiệu ứng hình ảnh ở phần cuối mỗi trang hộ chiếu là một con nai sừng tấm đang chạy khi lật nhanh cuốn hộ chiếu. Một hiệu ứng tương tự được nhìn thấy trên hộ chiếu Slovenia. Ảnh: Telegraph.
Bạn cũng có thể đóng dấu trên hộ chiếu tại Machu Picchu: Du khách đến Machu Picchu có thể đóng dấu hộ chiếu của mình với hình Thành phố đã Mất của người Inca tại lối vào khu di tích này. Ảnh: Telegraph.
Không thể đóng dấu hộ chiếu ở Vatican: Mặc dù là một quốc gia, Vatican lại không hề có con dấu hộ chiếu. Ảnh: Telegraph.
Dấu giáp lai trên ảnh: Đóng dấu giáp lai nổi trên ảnh đã trở thành thành phần bắt buộc trên hộ chiếu của Anh vào đầu Thế chiến thứ nhất sau khi Carl Hans Lody, một gián điệp Đức đã xâm nhập vào nước Anh bằng hộ chiếu giả. Ảnh: Alamy.
Những sửa đổi được thực hiện bằng tay: Cuốn hộ chiếu của Anh ra đời năm 1920 với những mô tả được viết bằng tay bao gồm nghề nghiệp, quê quán, ngày sinh, nơi cư trú, chiều cao, màu mắt, màu tóc và chữ ký. Bất kỳ thay đổi nào sẽ được viết lại và đóng dấu xác nhận. Ảnh: Edward Hand/wikimedia Commons.
Ảnh của cả gia đình cũng được chấp nhận: Trái với quy định nghiêm ngặt hiện nay, các quy tắc về hình ảnh trong hộ chiếu ở Anh những năm đầu khá lỏng lẻo. Các gia đình người Anh có con dưới 16 tuổi có thể gửi một bức ảnh của cả gia đình, miễn là khuôn mặt của mỗi thành viên rõ ràng có thể nhìn thấy được. Ảnh: Alamy.
Ảnh trên hộ chiếu không được phép cười: Trước khi bị bãi bỏ vào năm 2004, ảnh trên hộ chiếu phải “nghiêm túc” để tạo điều kiện cho công cụ nhận dạng khuôn mặt. Năm 2016, một du khách đến Pháp đã nộp đơn khiếu nại sau khi chính quyền nước này từ chối nhập cảnh vì bức ảnh trên hộ chiếu của ông này có một nụ cười nhẹ nhàng. Ông này nhấn mạnh rằng bức ảnh đó hoàn toàn hợp lệ. Vụ kiện đã bị tòa án ở Pháp bác bỏ. Ảnh: Reuters.
Nữ hoàng Anh không có hộ chiếu: Vì tất cả hộ chiếu của Vương quốc Anh đều mặc định "do Nữ hoàng cấp", Nữ hoàng không cần phải xuất trình hộ chiếu khi du lịch nước ngoài, nhưng các thành viên khác của hoàng tộc thì bắt buộc phải có. Ảnh: Telegraph.
Các vị tổng thống có hộ chiếu đặc biệt: Tổng thống và các thành viên gia đình, cũng như các quan chức chính phủ được lựa chọn, là những người may mắn được cấp hộ chiếu ngoại giao. Người sở hữu hộ chiếu ngoại giao có nhiều đặc quyền, bao gồm cả miễn thị thực đến nhiều quốc gia, có quyền ưu tiên qua cổng tại sân bay... Tại một số quốc gia, chẳng hạn như Mỹ, các tổng thống được cấp hộ chiếu ngoại giao vĩnh viễn, có giá trị kể cả sau khi họ đã rời nhiệm sở. Ảnh: Alamy.
Tonga bán hộ chiếu: Nhà vua Taufa'ahau Tupou IV của Vương quốc Tonga thuộc quần đảo Polynesia, Thái Bình Dương đã tuyên bố bán hộ chiếu với giá khoảng 20.000 USD để tăng doanh thu. Hộ chiếu được bán cho người không phải là công dân (thường là người tị nạn và bất cứ ai không được cấp hộ chiếu vì lý do chính trị). Tuy nhiên, hộ chiếu này không được coi là giấy thông hành hợp lệ tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: AP.
Hộ chiếu hiếm nhất thế giới: Chỉ có ba thành viên của Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta được cấp hộ chiếu, bao gồm Đại thống lĩnh (hiện bỏ trống), Đại tướng (hiện nay là Ludwig Hoffmann von Rumerstein, người Áo) và Đại pháp quan (hiện nay là Freiherr Albrecht von Boeselager, một người Đức).Ảnh: Telegraph.