Bí mật rợn người ở “đảo tử thần“

Google News

(Kiến Thức) - Đảo san hô vòng Bikini được mệnh danh là "đảo tử thần" khi không có một bóng người sinh sống, gắn liền với bí mật rợn người.

Với diện tích rộng khoảng 6 km2, "đảo tử thần" Bikini thuộc quần đảo Marshall ở phía tây Thái Bình Dương. Sở dĩ hòn đảo này không có một bóng người sinh sống hay không có bất cứ du khách nào ghé thăm là bởi nơi đây có mối nguy hiểm lớn về phóng xạ.
Cụ thể, sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, Mỹ đã sử dụng Bikini cũng như quần đảo Marshall làm nơi thực hiện các vụ thử bom hạt nhân. Trước khi thực hiện dự án này, Mỹ đã cho sơ tán toàn bộ người dân trên đảo. Chỉ trong vòng 12 năm (từ năm 1946 - 1958), Mỹ đã cho nổ thử nghiệm 23 quả bom nguyên tử với sức hủy diệt khác nhau.
Trong đó đáng chú ý là vụ thử bom hạt nhân Castle Bravo ngày 1/3/1945. Đây là tên mã của vụ thử nghiệm bom hydrogen đầu tiên do Mỹ tiến hành tại đảo Bikini. Với đương lượng nổ 15 megaton TNT, Castle Bravo trở thành vụ nổ hạt nhân mạnh nhất do Mỹ thực hiện. Vụ thử bom hạt nhân này đã phát tán lượng phóng xạ trên diện tích 160 km tính từ tâm vụ nổ. Hậu quả là nó gây nên thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất tại Mỹ.
Bi mat ron nguoi o “dao tu than“
Đảo san hô vòng Bikini là nơi Mỹ thực hiện một số vụ thử bom hạt nhân gây ô nhiễm phóng xạ nguy hiểm. 
Trong thời kỳ đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh và diễn ra cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đã thực hiện vụ thử bom nguyên tử Bravo với sức công phá 15 megaton vào ngày 1/3/1954. Đây là một trong những vụ thử bom hạt nhân đáng chú ý của Mỹ. Bởi lẽ sức hủy diệt của Bravo lớn hơn khoảng 1.000 lần bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.
Đến đầu những năm 1970, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố "đảo tử thần" Bikini an toàn và các cư dân có thể trở về nhà. Tuy nhiên, đến năm 1978, chính phủ Mỹ lại sơ tán người dân trên đảo Bikini về mức độ phóng xạ nguy hiểm. Theo đó, người dân nhiễm phóng xạ do ăn những thực phẩm trồng tại khu vực thử bom hạt nhân trước kia.
Theo một số báo cáo, chính phủ Mỹ đã phải chi hơn 2 tỷ USD bồi thường cho những nạn nhân bị nhiễm phóng xạ trên quần đảo Marshall cũng như bồi thường tổn thất do làm ô nhiễm phóng xạ nặng tới đất đai ở nơi đây.
Theo Viện hàn lâm Khoa học Mỹ, 90% nguồn phóng xạ ở Bikini đến từ Cesium-137 và Barium-173 phân rã. Chính vì vậy, không có người dân nào dám ở lại quần đảo chết chóc này sinh sống.
Tâm Anh (tổng hợp)

Bình luận(0)