Cuộc chiến tranh Việt Nam là nơi sản sinh là một loại binh lính đặc biệt, được gọi là “lính chuột” hay “chuột địa đạo” (Tunnel rat).Đây là tiếng lóng để chỉ những binh sĩ có nhiệm vụ tiến nhập vào các hầm ngầm của quân đội Giải phóng. Trong thời gian chiến tranh, lực lượng Giải phóng đã xây dựng một hệ thống đường hầm phức tạp đường hầm dưới lòng đất, đặc biệt là ở Củ Chi, khu vực ngay sát Sài Gòn.Khi phát hiện một hầm của hệ thống này, lính chuột được phái xuống để tiêu diệt đối phương nằm bên trong và đặt thuốc nổ phá hủy hầm.Trang bị cơ bản của lính chuột là các vũ khí gọn nhẹ như súng lục, dao ngắn, đèn pin... do không gian chật chội trong hầm không cho phép họ mang các vũ khí lớn.Lính chuột phải là người có thể hình nhỏ để chui lọt hầm. Những phù hợp làm lính chuột trong quân đội Mỹ không nhiều nên họ cũng phối hợp với binh lính các nước đồng minh như Thái Lan, Philippines và cả quân đội Sài Gòn.Việc xâm nhập đường hầm là điều vô cùng nguy hiểm với các loại bẫy chông và binh sĩ bảo vệ nằm phục sẵn. Ngoài ra còn nhiều loài vật đáng sợ như rắn, nhện, bò cạp, kiến...Việc bị ngạt khí, sụp lở đất, thậm chí là lạc trong “mê cung” cũng là những mối đe dọa thường trực với những người không may mắn phải làm lính chuột.Sau cuộc chiến tranh Việt Nam, lính chuột không còn phổ biến trên các chiến trường do các loại bom có khả năng xuyên phá hầm ngầm ngày càng phát triển, và những người lính không hiếm khi phải mạo hiểm tính mạng của mình dưới các hệ thống đường hầm.Mời quý độc giả xem clip: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Cuộc chiến tranh Việt Nam là nơi sản sinh là một loại binh lính đặc biệt, được gọi là “lính chuột” hay “chuột địa đạo” (Tunnel rat).
Đây là tiếng lóng để chỉ những binh sĩ có nhiệm vụ tiến nhập vào các hầm ngầm của quân đội Giải phóng. Trong thời gian chiến tranh, lực lượng Giải phóng đã xây dựng một hệ thống đường hầm phức tạp đường hầm dưới lòng đất, đặc biệt là ở Củ Chi, khu vực ngay sát Sài Gòn.
Khi phát hiện một hầm của hệ thống này, lính chuột được phái xuống để tiêu diệt đối phương nằm bên trong và đặt thuốc nổ phá hủy hầm.
Trang bị cơ bản của lính chuột là các vũ khí gọn nhẹ như súng lục, dao ngắn, đèn pin... do không gian chật chội trong hầm không cho phép họ mang các vũ khí lớn.
Lính chuột phải là người có thể hình nhỏ để chui lọt hầm. Những phù hợp làm lính chuột trong quân đội Mỹ không nhiều nên họ cũng phối hợp với binh lính các nước đồng minh như Thái Lan, Philippines và cả quân đội Sài Gòn.
Việc xâm nhập đường hầm là điều vô cùng nguy hiểm với các loại bẫy chông và binh sĩ bảo vệ nằm phục sẵn. Ngoài ra còn nhiều loài vật đáng sợ như rắn, nhện, bò cạp, kiến...
Việc bị ngạt khí, sụp lở đất, thậm chí là lạc trong “mê cung” cũng là những mối đe dọa thường trực với những người không may mắn phải làm lính chuột.
Sau cuộc chiến tranh Việt Nam, lính chuột không còn phổ biến trên các chiến trường do các loại bom có khả năng xuyên phá hầm ngầm ngày càng phát triển, và những người lính không hiếm khi phải mạo hiểm tính mạng của mình dưới các hệ thống đường hầm.
Mời quý độc giả xem clip: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.