Nằm trên trên quốc lộ 19 ở vùng giáp ranh huyện Mang Yang và huyện Đăk Pơ thuộc tỉnh Gia Lai, đèo Mang Yang (tiếng Jrai có nghĩa là Cổng trời) là một con đèo không dài nhưng quanh co, hiểm trở.Con đèo này là nơi ghi dấu một sự kiện lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam, đó là trận đánh cây số 15 đèo Mang Yang, dẫn đến chiến thắng Đắk Pơ ngày 24/6/1954 của lực lượng Việt Minh.Ngược dòng lịch sử, sau thất bại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, người Pháp quyết định rút bỏ khỏi các vị trí dễ bị cô lập ở Tây Nguyên. Binh đoàn Cơ Động 100 (Groupe Mobile 100) nhận lệnh bỏ An Khê về giữ Pleiku.Nắm giữ trên 2.500 lính cùng pháo binh và tiểu đoàn thiện chiến Bataillon de Corée, các tướng lĩnh Pháp nghĩ rằng Việt Minh sẽ để yên cho quân Pháp di chuyển do tâm lý mong chờ một hiệp ước đình chiến và cũng do không đủ lực lượng để đánh.Và nhận định sai lầm lầm này đã khiến người Pháp gánh chịu thêm một thảm họa thực sự trên đèo Mang Yang, khi mà cuộc chiến đã đi đến những ngày cuối cùng.Nắm được ý đồ của Pháp, lực lượng Việt Nam đã cơ động hai tiểu đoàn, kèm theo hai trung đội súng cối và súng không giật đánh chặn ở cây số 15 đèo Mang Yang.Hoàn toàn bị động, trong vòng 5 ngày chiến đấu, từ 24-29/6/1954, Binh đoàn Cơ Động 100 của Pháp đã bị hủy diệt. Gần như toàn bộ pháo, xe cộ và phần lớn vũ khí hạng nặng đều bị tiêu diệt hoặc tịch thu.Trong số 2.500 quân ban đầu, ước tính chỉ có hơn 1.000 lính và thương binh Pháp về được tới Pleiku. Đây là một trong những trận đánh đánh mà quân Pháp chịu tổn thất lớn nhất ở Đông Dương.Sự thảm bại của Binh đoàn cơ động 100 khiến tinh thần chiến đấu của các binh đoàn Pháp còn lại xuống rất thấp. Đến ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương.Trên toàn cục, trận đèo Mang Yang là trận đánh lớn cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954, và cũng là chiến thắng lớn nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam trên chiến trường Liên khu 5.Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: “Trận Đắk Pơ hay trận đèo Mang Yang là một trận vận động phục kích lớn, dũng cảm và linh hoạt, tận dụng được yếu tố bất ngờ, sử dụng lực lượng với hiệu quả cao, đánh trúng vào chỗ yếu của địch, bồi thêm cho chúng một đòn thất bại nặng nề…”.Ngày nay, dấu tích về trận chiến ác liệt đã bị thời gian xóa nhòa, nhưng sử sách sẽ ghi nhớ muôn đời chiến công hiển hách của những chiến sĩ Việt Nam trên đèo Mang Yang hơn 6 thập niên về trước.Mời quý độc giả xem video: Nghe cas khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm trên trên quốc lộ 19 ở vùng giáp ranh huyện Mang Yang và huyện Đăk Pơ thuộc tỉnh Gia Lai, đèo Mang Yang (tiếng Jrai có nghĩa là Cổng trời) là một con đèo không dài nhưng quanh co, hiểm trở.
Con đèo này là nơi ghi dấu một sự kiện lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam, đó là trận đánh cây số 15 đèo Mang Yang, dẫn đến chiến thắng Đắk Pơ ngày 24/6/1954 của lực lượng Việt Minh.
Ngược dòng lịch sử, sau thất bại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, người Pháp quyết định rút bỏ khỏi các vị trí dễ bị cô lập ở Tây Nguyên. Binh đoàn Cơ Động 100 (Groupe Mobile 100) nhận lệnh bỏ An Khê về giữ Pleiku.
Nắm giữ trên 2.500 lính cùng pháo binh và tiểu đoàn thiện chiến Bataillon de Corée, các tướng lĩnh Pháp nghĩ rằng Việt Minh sẽ để yên cho quân Pháp di chuyển do tâm lý mong chờ một hiệp ước đình chiến và cũng do không đủ lực lượng để đánh.
Và nhận định sai lầm lầm này đã khiến người Pháp gánh chịu thêm một thảm họa thực sự trên đèo Mang Yang, khi mà cuộc chiến đã đi đến những ngày cuối cùng.
Nắm được ý đồ của Pháp, lực lượng Việt Nam đã cơ động hai tiểu đoàn, kèm theo hai trung đội súng cối và súng không giật đánh chặn ở cây số 15 đèo Mang Yang.
Hoàn toàn bị động, trong vòng 5 ngày chiến đấu, từ 24-29/6/1954, Binh đoàn Cơ Động 100 của Pháp đã bị hủy diệt. Gần như toàn bộ pháo, xe cộ và phần lớn vũ khí hạng nặng đều bị tiêu diệt hoặc tịch thu.
Trong số 2.500 quân ban đầu, ước tính chỉ có hơn 1.000 lính và thương binh Pháp về được tới Pleiku. Đây là một trong những trận đánh đánh mà quân Pháp chịu tổn thất lớn nhất ở Đông Dương.
Sự thảm bại của Binh đoàn cơ động 100 khiến tinh thần chiến đấu của các binh đoàn Pháp còn lại xuống rất thấp. Đến ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương.
Trên toàn cục, trận đèo Mang Yang là trận đánh lớn cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954, và cũng là chiến thắng lớn nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam trên chiến trường Liên khu 5.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá: “Trận Đắk Pơ hay trận đèo Mang Yang là một trận vận động phục kích lớn, dũng cảm và linh hoạt, tận dụng được yếu tố bất ngờ, sử dụng lực lượng với hiệu quả cao, đánh trúng vào chỗ yếu của địch, bồi thêm cho chúng một đòn thất bại nặng nề…”.
Ngày nay, dấu tích về trận chiến ác liệt đã bị thời gian xóa nhòa, nhưng sử sách sẽ ghi nhớ muôn đời chiến công hiển hách của những chiến sĩ Việt Nam trên đèo Mang Yang hơn 6 thập niên về trước.
Mời quý độc giả xem video: Nghe cas khúc Việt Nam quê hương tôi.