Ngày 6/8/1945 trở thành một ngày kinh hoàng trong lịch sử thế giới khi quả bom nguyên tử đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh. Vũ khí hạt nhân này được Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.Máy bay thả quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử loài người xuống Hiroshima là Boeing B-29 Superfortress mang tên Enola Gay. Người chỉ huy máy bay Enola Gay là phi công Paul Tibbets với phi hành đoàn 10 người.Điều bất ngờ là máy bay Boeing B-29 Superfortress được đặt tên là Enola Gay, theo tên người mẹ của phi công Tibbets.Dưới sự chỉ huy của phi công Tibbets, phi hành đoàn trên máy bay Enola Gay đã thả quả bom hạt nhân được đặt tên "Little Boy" ("cậu bé") nặng 5 tấn xuống Hiroshima gây nên thảm kịch kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại.Sau khi thả khỏi máy bay, "Little Boy" phát nổ và hình thành đám mây khổng lồ.Áp lực của vụ nổ cũng như chất phóng xạ khiến khoảng 140.000 người dân Nhật Bản thiệt mạng ngay lập tức và hàng triệu người khác bị thương, gặp các di chứng về sau.Trong khi đó, phi công Tibbets và đồng đội lái máy bay Enola Gay trở về căn cứ ở Tinian lại nhận được sự chào đón nồng nhiệt của mọi người. Ông cũng tham dự cuộc họp báo tại Guam để thông tin với báo chí về nhiệm vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima, Nhật Bản.Vào những năm 1980, những người sống sót sau thảm họa nguyên tử ở Nhật Bản năm 1945 phản đối kịch liệt việc trưng bày chiếc máy bay Enola Gay. Họ cho rằng Enola Gay gợi nhớ đến bom nguyên tử.Vào năm 2003, Enola Gay - chiếc máy bay ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima vào năm 1945 - được phục chế, triển lãm tại Bảo tàng Không gian và Vũ trụ Mỹ ở ngoại ô thủ đô Washington.Để không lặp lại cuộc tranh cãi trước đó, bảo tàng trên tuyên bố cuộc triển lãm chỉ là một phần trong những nỗ lực đề cao sự phát triển của công nghệ vũ trụ và không gian trong lịch sử Mỹ.Năm 2014, Theodore Van Kirk - thành viên phi hành đoàn Mỹ cuối cùng trên chiếc Enola Gay thả quả bom nguyên tử “Little Boy” xuống thành phố Hiroshima năm 1945 qua đời tại nhà dưỡng lão bang Georgia khi 93 tuổi. Mời độc giả xem video: Nhật Bản tưởng niệm 70 năm Hiroshima bị đánh bom. Nguồn: VTV1
Ngày 6/8/1945 trở thành một ngày kinh hoàng trong lịch sử thế giới khi quả bom nguyên tử đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh. Vũ khí hạt nhân này được Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.
Máy bay thả quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử loài người xuống Hiroshima là Boeing B-29 Superfortress mang tên Enola Gay. Người chỉ huy máy bay Enola Gay là phi công Paul Tibbets với phi hành đoàn 10 người.
Điều bất ngờ là máy bay Boeing B-29 Superfortress được đặt tên là Enola Gay, theo tên người mẹ của phi công Tibbets.
Dưới sự chỉ huy của phi công Tibbets, phi hành đoàn trên máy bay Enola Gay đã thả quả bom hạt nhân được đặt tên "Little Boy" ("cậu bé") nặng 5 tấn xuống Hiroshima gây nên thảm kịch kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại.
Sau khi thả khỏi máy bay, "Little Boy" phát nổ và hình thành đám mây khổng lồ.
Áp lực của vụ nổ cũng như chất phóng xạ khiến khoảng 140.000 người dân Nhật Bản thiệt mạng ngay lập tức và hàng triệu người khác bị thương, gặp các di chứng về sau.
Trong khi đó, phi công Tibbets và đồng đội lái máy bay Enola Gay trở về căn cứ ở Tinian lại nhận được sự chào đón nồng nhiệt của mọi người. Ông cũng tham dự cuộc họp báo tại Guam để thông tin với báo chí về nhiệm vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima, Nhật Bản.
Vào những năm 1980, những người sống sót sau thảm họa nguyên tử ở Nhật Bản năm 1945 phản đối kịch liệt việc trưng bày chiếc máy bay Enola Gay. Họ cho rằng Enola Gay gợi nhớ đến bom nguyên tử.
Vào năm 2003, Enola Gay - chiếc máy bay ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima vào năm 1945 - được phục chế, triển lãm tại Bảo tàng Không gian và Vũ trụ Mỹ ở ngoại ô thủ đô Washington.
Để không lặp lại cuộc tranh cãi trước đó, bảo tàng trên tuyên bố cuộc triển lãm chỉ là một phần trong những nỗ lực đề cao sự phát triển của công nghệ vũ trụ và không gian trong lịch sử Mỹ.
Năm 2014, Theodore Van Kirk - thành viên phi hành đoàn Mỹ cuối cùng trên chiếc Enola Gay thả quả bom nguyên tử “Little Boy” xuống thành phố Hiroshima năm 1945 qua đời tại nhà dưỡng lão bang Georgia khi 93 tuổi.
Mời độc giả xem video: Nhật Bản tưởng niệm 70 năm Hiroshima bị đánh bom. Nguồn: VTV1