Khác với những chuyến du lịch thông thường, tour đêm khám phá Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) là chương trình du lịch trải nghiệm đặc biệt, vừa được tổ chức trở lại sau dịch Covid-19.Công trình được hình thành vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và trải qua nhiều đời vua tu bổ, tôn tạo, đến nay đây vẫn là một công trình kiến trúc đồ sộ và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.Mở đầu tour tham quan, ngay tại chân Đoan Môn (cổng thành cổ kính lớn nhất) du khách được xem màn tái hiện Lễ Thượng triều của vua chúa và điệu múa cổ "Cung đình Thăng Long".Nhân viên khu di tích trong trang phục lính gác thành, cung nữ... có nhiệm vụ hướng dẫn khách du lịch trải nghiệm.Du khách tham gia tour này có cơ hội chạm gần hơn vào lịch sử khi được chiêm ngưỡng những hiện vật gắn với các triều đại phong kiến Việt Nam.Lần đầu được chiêm ngưỡng những cổ vật có niên đại hàng nghìn năm tuổi, Dương (15 tuổi, Hà Nội) cảm thấy khá bất ngờ và thú vị. "Trải nghiệm thực tế này giúp em có thêm nhiều kiến thức lịch sử về các triều đại vua Việt Nam", Dương chia sẻ.Chị Phương (Hà Nội) cho biết việc tham quan di tích Hoàng Thành Thăng Long vào buổi đêm là một trải nghiệm rất khác lạ, thú vị.Tại điện Kinh Thiên, du khách được nghe bài "Dâng Văn". Đây là trung tâm của khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, được xây dựng từ năm 1428, bị thực dân Pháp phá năm 1886 để xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh và hiện chỉ còn lại nền điện Kính Thiên và hai bậc thềm rồng đá.Nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên, tưởng nhớ 52 vị tiên đế đã có công gìn giữ, bảo vệ non sông Việt Nam, mang đến nhiều cảm xúc cho khách tham quan.Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay được tiến hành từ tháng 12/2002, mục đích để xây nhà Quốc hội mới tại chính nơi này. Khu khai quật thuộc địa chỉ 18 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, được Viện khảo cổ học phân làm 4 khu, đặt tên là A, B, C, D.Một trong những điểm đáng chú ý ở đây là Giếng nước thời Trần (thế kỷ 13-14). Giếng có độ sâu 2,4 m, được xây bằng gạch với kỹ thuật xếp gạch hình "xương cá". Khi khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong lòng giếng nhiều đồ gốm và vật liệu kiến trúc thời Trần. Đây là giếng gạch có kỹ thuật xây dựng độc đáo, duy nhất kiểu này trong khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu.Nước Giếng Vua từ dưới được bơm lên thông qua hệ thống xử lý. Du khách có cơ hội tự tay lấy để uống. Giếng Vua không chỉ là dòng nước mát lành dùng trong sinh hoạt mà còn là biểu tượng cho sự linh thiêng và phúc lành.Khám phá Hoàng thành Thăng Long buổi đêm giúp du khách có thể hình dung một phần lịch sử kinh thành Thăng Long xưa, trải dài từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 19, xuyên suốt các triều đại: Đại La, Lý, Trần, Mạc, Lê và Nguyễn.
Khác với những chuyến du lịch thông thường, tour đêm khám phá Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) là chương trình du lịch trải nghiệm đặc biệt, vừa được tổ chức trở lại sau dịch Covid-19.
Công trình được hình thành vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và trải qua nhiều đời vua tu bổ, tôn tạo, đến nay đây vẫn là một công trình kiến trúc đồ sộ và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Mở đầu tour tham quan, ngay tại chân Đoan Môn (cổng thành cổ kính lớn nhất) du khách được xem màn tái hiện Lễ Thượng triều của vua chúa và điệu múa cổ "Cung đình Thăng Long".
Nhân viên khu di tích trong trang phục lính gác thành, cung nữ... có nhiệm vụ hướng dẫn khách du lịch trải nghiệm.
Du khách tham gia tour này có cơ hội chạm gần hơn vào lịch sử khi được chiêm ngưỡng những hiện vật gắn với các triều đại phong kiến Việt Nam.
Lần đầu được chiêm ngưỡng những cổ vật có niên đại hàng nghìn năm tuổi, Dương (15 tuổi, Hà Nội) cảm thấy khá bất ngờ và thú vị. "Trải nghiệm thực tế này giúp em có thêm nhiều kiến thức lịch sử về các triều đại vua Việt Nam", Dương chia sẻ.
Chị Phương (Hà Nội) cho biết việc tham quan di tích Hoàng Thành Thăng Long vào buổi đêm là một trải nghiệm rất khác lạ, thú vị.
Tại điện Kinh Thiên, du khách được nghe bài "Dâng Văn". Đây là trung tâm của khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, được xây dựng từ năm 1428, bị thực dân Pháp phá năm 1886 để xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh và hiện chỉ còn lại nền điện Kính Thiên và hai bậc thềm rồng đá.
Nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên, tưởng nhớ 52 vị tiên đế đã có công gìn giữ, bảo vệ non sông Việt Nam, mang đến nhiều cảm xúc cho khách tham quan.
Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay được tiến hành từ tháng 12/2002, mục đích để xây nhà Quốc hội mới tại chính nơi này. Khu khai quật thuộc địa chỉ 18 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, được Viện khảo cổ học phân làm 4 khu, đặt tên là A, B, C, D.
Một trong những điểm đáng chú ý ở đây là Giếng nước thời Trần (thế kỷ 13-14). Giếng có độ sâu 2,4 m, được xây bằng gạch với kỹ thuật xếp gạch hình "xương cá". Khi khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong lòng giếng nhiều đồ gốm và vật liệu kiến trúc thời Trần. Đây là giếng gạch có kỹ thuật xây dựng độc đáo, duy nhất kiểu này trong khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu.
Nước Giếng Vua từ dưới được bơm lên thông qua hệ thống xử lý. Du khách có cơ hội tự tay lấy để uống. Giếng Vua không chỉ là dòng nước mát lành dùng trong sinh hoạt mà còn là biểu tượng cho sự linh thiêng và phúc lành.
Khám phá Hoàng thành Thăng Long buổi đêm giúp du khách có thể hình dung một phần lịch sử kinh thành Thăng Long xưa, trải dài từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 19, xuyên suốt các triều đại: Đại La, Lý, Trần, Mạc, Lê và Nguyễn.