Phố Cầu Gỗ là con phố dài khoảng 250 mét, kéo dài từ phố Hàng Thùng đến phố Hàng Gai ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Phố hình thành trên nền đất của hai thôn Hương Minh và Nhiễm Thượng, đều thuộc tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương cũ.Tên phố Cầu Gỗ bắt nguồn từ chuyện xưa kia nơi đây từng có một cây cầu bằng gỗ bắc qua con lạch nhỏ nối hồ Hoàn Kiếm với hồ Thái Cực. Hồ này sau gọi là hồ Hàng Đào.Đến cuối thế kỷ 19, hồ Hàng Đào và con lạch đã bị người Pháp lấp đi để mở mang phố xá, và cây cầu bằng gỗ cũng chấm dứt sự hiện diện của mình sau nhiều thế kỷ. Dù vậy, người phố cổ vẫn gọi con phố này là phố Cầu Gỗ.Vào thời Pháp thuộc, phố có tên tiếng Pháp là Rue du Pont-en-Bois, dịch nghĩa đen từ tên gọi “Cầu Gỗ”. Từ năm 1945 phố đổi sang tên tiếng Việt là phố Cầu Gỗ cho đến nay.Ngoài ra, con ngõ nối phố Cầu Gỗ với phố Gia Ngư cũng được gọi là ngõ Cầu Gỗ. Ngõ này xưa kia là nơi họp của chợ Hàng Bè nổi tiếng phố cổ.Chạy sát bờ Bắc Hồ Gươm, lại kề với chợ Hàng Bè và các phố buôn bán nổi tiếng như Hàng Đào, Hàng Gai nên từ xa xưa phố Cầu Gỗ đã là một khu phố buôn bán rất nhộn nhịp.Con phố này từng được biết đến như một địa điểm chuyên bán sơn và các loại dầu cung cấp cho thợ làm tranh sơn mài, gắn thùng gỗ, bả hoành phi, câu đối.Đến đầu thế kỷ 20, phố Cầu Gỗ còn có thêm một nghề mới và khá đặc biệt: nghề đóng xe tay – một loại phương tiện giao thông đặc trưng ở đô thị Việt Nam thời thuộc địa.Nơi đây còn một cửa hàng làm mũ mà chủ nhân chính là người đã chế ra cái khăn xếp che đầu trang nghiêm và tiện lợi thay cho việc búi tó hoặc quấn khăn theo lối cũ của đàn ông Việt Nam.Ngoài ra, phố Cầu Gỗ xưa còn là nơi hội tụ của nhiều thương hiệu ẩm thực có tiếng của Hà Nội như cà phê và phở Giảng, chè bắp Lan Anh… mà giờ đây chỉ còn lại trong kí ức của những người có tuổi.Về diện mạo kiến trúc, phố Cầu Gỗ đầu thế kỷ 20 có nhiều ngôi nhà hẹp lòng, chỉ trên 2 mét bề ngang, xây kiểu một tầng một gác xép lợp ngói ta hoặc hai tầng chồng diêm. Đến thập niên 1930 - 1940 thì các loại hình nhà phố mang phong cách phương Tây trở nên phổ biến hơn...Phố Cầu Gỗ ngày nay đã đổi thay rất nhiều, là khu phố mang nét hiện đại hòa lẫn dáng vẻ cổ kính. Những nghề truyền thống đã biến mất, thay vào đó là sự hiện diện của các cửa hàng thời trang, hiệu sách, hiệu vàng, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, ngân hàng…Đặc biệt, nơi đây vẫn còn giữ được tiếng tăm của một khu phố ẩm thực nổi tiếng, với sự hiện diện của rất nhiều món ăn dân dã của Hà Nội như bánh khúc, bún thang, bún chả, bún riêu cua...Với sự hấp dẫn của văn hóa vỉa hè sống động cùng vị trí đắc địa gần hồ Gươm, phố Cầu Gỗ đã trở thành một điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài ở khu phố cổ Hà Nội.Một số hình ảnh khác về phố Cầu Gỗ.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phố Cầu Gỗ là con phố dài khoảng 250 mét, kéo dài từ phố Hàng Thùng đến phố Hàng Gai ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Phố hình thành trên nền đất của hai thôn Hương Minh và Nhiễm Thượng, đều thuộc tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương cũ.
Tên phố Cầu Gỗ bắt nguồn từ chuyện xưa kia nơi đây từng có một cây cầu bằng gỗ bắc qua con lạch nhỏ nối hồ Hoàn Kiếm với hồ Thái Cực. Hồ này sau gọi là hồ Hàng Đào.
Đến cuối thế kỷ 19, hồ Hàng Đào và con lạch đã bị người Pháp lấp đi để mở mang phố xá, và cây cầu bằng gỗ cũng chấm dứt sự hiện diện của mình sau nhiều thế kỷ. Dù vậy, người phố cổ vẫn gọi con phố này là phố Cầu Gỗ.
Vào thời Pháp thuộc, phố có tên tiếng Pháp là Rue du Pont-en-Bois, dịch nghĩa đen từ tên gọi “Cầu Gỗ”. Từ năm 1945 phố đổi sang tên tiếng Việt là phố Cầu Gỗ cho đến nay.
Ngoài ra, con ngõ nối phố Cầu Gỗ với phố Gia Ngư cũng được gọi là ngõ Cầu Gỗ. Ngõ này xưa kia là nơi họp của chợ Hàng Bè nổi tiếng phố cổ.
Chạy sát bờ Bắc Hồ Gươm, lại kề với chợ Hàng Bè và các phố buôn bán nổi tiếng như Hàng Đào, Hàng Gai nên từ xa xưa phố Cầu Gỗ đã là một khu phố buôn bán rất nhộn nhịp.
Con phố này từng được biết đến như một địa điểm chuyên bán sơn và các loại dầu cung cấp cho thợ làm tranh sơn mài, gắn thùng gỗ, bả hoành phi, câu đối.
Đến đầu thế kỷ 20, phố Cầu Gỗ còn có thêm một nghề mới và khá đặc biệt: nghề đóng xe tay – một loại phương tiện giao thông đặc trưng ở đô thị Việt Nam thời thuộc địa.
Nơi đây còn một cửa hàng làm mũ mà chủ nhân chính là người đã chế ra cái khăn xếp che đầu trang nghiêm và tiện lợi thay cho việc búi tó hoặc quấn khăn theo lối cũ của đàn ông Việt Nam.
Ngoài ra, phố Cầu Gỗ xưa còn là nơi hội tụ của nhiều thương hiệu ẩm thực có tiếng của Hà Nội như cà phê và phở Giảng, chè bắp Lan Anh… mà giờ đây chỉ còn lại trong kí ức của những người có tuổi.
Về diện mạo kiến trúc, phố Cầu Gỗ đầu thế kỷ 20 có nhiều ngôi nhà hẹp lòng, chỉ trên 2 mét bề ngang, xây kiểu một tầng một gác xép lợp ngói ta hoặc hai tầng chồng diêm. Đến thập niên 1930 - 1940 thì các loại hình nhà phố mang phong cách phương Tây trở nên phổ biến hơn...
Phố Cầu Gỗ ngày nay đã đổi thay rất nhiều, là khu phố mang nét hiện đại hòa lẫn dáng vẻ cổ kính. Những nghề truyền thống đã biến mất, thay vào đó là sự hiện diện của các cửa hàng thời trang, hiệu sách, hiệu vàng, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, ngân hàng…
Đặc biệt, nơi đây vẫn còn giữ được tiếng tăm của một khu phố ẩm thực nổi tiếng, với sự hiện diện của rất nhiều món ăn dân dã của Hà Nội như bánh khúc, bún thang, bún chả, bún riêu cua...
Với sự hấp dẫn của văn hóa vỉa hè sống động cùng vị trí đắc địa gần hồ Gươm, phố Cầu Gỗ đã trở thành một điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài ở khu phố cổ Hà Nội.
Một số hình ảnh khác về phố Cầu Gỗ.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.