Là một trong những nhà vua vĩ đại nhất, pharaoh Ai Cập Ramesses II có thời gian trị vì đất nước trong 66 năm. Trong suốt thời gian cầm quyền, vị vua quyền lực này đã đạt được nhiều thành tựu lớn.Trong số này nổi tiếng là những thành tích trong lĩnh vực quân sự với việc pharaoh Ramesses dẫn quân đánh bại nhiều kẻ thù của Ai Cập như người Hittite ở Anatolia và người Nubia ở phía nam Ai Cập.Sau khi băng hà, thi hài nhà vua Ai Cập Ramesses II được ướp xác rồi được chôn cất trong lăng mộ tại Thung lũng các vị Vua tại bờ tây sông Nile.Theo các chuyên gia, ban đầu, xác ướp của pharaoh Ramesses II được đặt trong khu mộ có số hiệu KV7. Về sau, các thầy tu Ai Cập đã chuyển thi thể pharaoh tới hầm Deir el-Bahri. Xác ướp của vị vua huyền thoại này nằm ở đó trong suốt nhiều thế kỷ cho đến khi được các nhà khảo cổ phát hiện vào năm 1881.Kế đến, thi hài pharaoh Ramesses II được chuyển đến Bảo tàng Ai Cập ở Thủ đô Cairo năm 1885.Vào năm 1974, các nhà Ai Cập học làm việc tại bảo tàng phát hiện xác ướp Ramesses II bị phân hủy ở tốc độ đáng báo động và quyết định chuyển tới Pháp để kiểm tra.Vào thời điểm ấy, luật pháp Ai Cập quy định ngay cả người chết cũng cần có giấy tờ đầy đủ mới được phép đưa ra nước ngoài. Số giấy tờ này cũng giúp đảm bảo xác ướp pharaoh Ramesses II có thể quay trở về nước an toàn sau khi tới Pháp mà không bị giữ lại.Vì vậy, pharaoh Ramesses II là xác ướp đầu tiên được chính phủ Ai Cập cấp phát hộ chiếu với ảnh chụp là gương mặt của Ramesses II. Tại mục khai nghề nghiệp trên hộ chiếu của pharaoh Ai Cập cổ đại này là "Nhà vua (đã qua đời)".Sau khi có hộ chiếu, xác ướp Ramesses II được đưa rời khỏi Ai Cập vào năm 1976. Khi tới Pháp, thi hài nhà vua quá cố được sân bay Paris-Le Bourget chào đón với nghi thức đầy đủ dành cho một ông hoàng.Về sau, xác ướp được đưa tới Bảo tàng Dân tộc học Paris để kiểm tra và áp dụng những phương pháp tiên tiến để ngăn thi hài phân hủy. Kết thúc quá trình trên, xác ướp được đưa trở lại Ai Cập an toàn.Mời độc giả xem video: Phát hiện hình xăm cổ nhất thế giới trên xác ướp 5.000 năm (nguồn: VCT1)
Là một trong những nhà vua vĩ đại nhất, pharaoh Ai Cập Ramesses II có thời gian trị vì đất nước trong 66 năm. Trong suốt thời gian cầm quyền, vị vua quyền lực này đã đạt được nhiều thành tựu lớn.
Trong số này nổi tiếng là những thành tích trong lĩnh vực quân sự với việc pharaoh Ramesses dẫn quân đánh bại nhiều kẻ thù của Ai Cập như người Hittite ở Anatolia và người Nubia ở phía nam Ai Cập.
Sau khi băng hà, thi hài nhà vua Ai Cập Ramesses II được ướp xác rồi được chôn cất trong lăng mộ tại Thung lũng các vị Vua tại bờ tây sông Nile.
Theo các chuyên gia, ban đầu, xác ướp của pharaoh Ramesses II được đặt trong khu mộ có số hiệu KV7. Về sau, các thầy tu Ai Cập đã chuyển thi thể pharaoh tới hầm Deir el-Bahri. Xác ướp của vị vua huyền thoại này nằm ở đó trong suốt nhiều thế kỷ cho đến khi được các nhà khảo cổ phát hiện vào năm 1881.
Kế đến, thi hài pharaoh Ramesses II được chuyển đến Bảo tàng Ai Cập ở Thủ đô Cairo năm 1885.
Vào năm 1974, các nhà Ai Cập học làm việc tại bảo tàng phát hiện xác ướp Ramesses II bị phân hủy ở tốc độ đáng báo động và quyết định chuyển tới Pháp để kiểm tra.
Vào thời điểm ấy, luật pháp Ai Cập quy định ngay cả người chết cũng cần có giấy tờ đầy đủ mới được phép đưa ra nước ngoài. Số giấy tờ này cũng giúp đảm bảo xác ướp pharaoh Ramesses II có thể quay trở về nước an toàn sau khi tới Pháp mà không bị giữ lại.
Vì vậy, pharaoh Ramesses II là xác ướp đầu tiên được chính phủ Ai Cập cấp phát hộ chiếu với ảnh chụp là gương mặt của Ramesses II. Tại mục khai nghề nghiệp trên hộ chiếu của pharaoh Ai Cập cổ đại này là "Nhà vua (đã qua đời)".
Sau khi có hộ chiếu, xác ướp Ramesses II được đưa rời khỏi Ai Cập vào năm 1976. Khi tới Pháp, thi hài nhà vua quá cố được sân bay Paris-Le Bourget chào đón với nghi thức đầy đủ dành cho một ông hoàng.
Về sau, xác ướp được đưa tới Bảo tàng Dân tộc học Paris để kiểm tra và áp dụng những phương pháp tiên tiến để ngăn thi hài phân hủy. Kết thúc quá trình trên, xác ướp được đưa trở lại Ai Cập an toàn.
Mời độc giả xem video: Phát hiện hình xăm cổ nhất thế giới trên xác ướp 5.000 năm (nguồn: VCT1)