Nằm ở phía Bắc khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Mã luôn trở thành tâm điểm của thủ đô vào mỗi dip Tết Trung thu với cảnh "biển người" đổ về tham quan và mua sắm đồ Trung thu trong bầu không khí vô cùng náo nhiệt. Xung quanh lịch sử con phố này có nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết.Xưa kia, phố Hàng Mã nằm trên đất thôn Yên Phú. Tên cũ thời Pháp thuộc là Rue du Cuive. Tên gọi Hàng Mã xuất phát từ việc dân ở phố này có một số gia đình người làng Tân Khai (Hàng Sắt và Cổng Đục) dọn đến mở cửa hàng bán giấy và đồ mã nhỏ.Các mặt hàng ở phố Hàng Mã xưa chủ yếu là đồ hàng giấy để trang trí (hoa giấy, đèn giấy các kiểu...) và đồ mã để cúng lễ (mũ thổ thần, mũ ông Táo, vàng giấy...). Vào dịp Trung thu thì hàng hóa đa dạng hơn nhiều với sự xuất hiện của các loại đèn lồng, đồ chơi bằng giấy.Đặc biệt, vào thời đó Hà Nội có đến hai phố Hàng Mã. Ngoài con phố Hàng Mã được thiên hạ gần xa biết đến còn một phố Hàng Mã khác mà ngày nay là đoạn phía Nam của phố Mã Mây, tiếp giáp phố Hàng Bạc.Phố Hàng Mã thứ hai là nơi chuyên bán đồ mã lớn dùng cho tang lễ hoặc đám làm chay, đám lễ cầu mát, hoặc đám mã khác. Theo sự đổi thay của đời cuộc, các cửa hàng dần tàn lụi, và phố Hàng Mã này được gộp với phố Hàng Mây cạnh đó để trở thành phố Mã Mây hiện tại.Một điều nữa cần lưu ý là phố Hàng Mã ngày nay không trùng khớp với phố Hàng Mã xưa. Đó là vì phía Tây phố Hàng Mã, đoạn giao từ phố Hàng Cót trở đi đến phố Phùng Hưng xưa kia có tên phố Hàng Đồng, nơi quy tụ những người thợ làm đồ đồng.Sau những người làm đồng thôi làm hoặc chuyển ra phố Hàng Đồng bây giờ và đoạn đó gộp luôn vào phố Hàng Mã. Điều này cũng lý giải vì sao đoạn phía Tây phố Hàng Mã hiện giờ có ít cửa hàng bán đồ mã hơn đoạn còn lại.Có thể nói, hai câu chuyện liên quan đến lịch sử phố Hàng Mã phán ánh sự linh động đáng ngạc nhiên của người dân phố cổ Hà Nội trong việc đặt tên phố dựa trên sự chuyển dịch của các mặt hàng được sản xuất buôn bán, một điều làm nên bản sắc của 36 phố phường Hà Nội.Ngày nay, phố Hàng Mã là một trong số ít những phố vẫn giữ được nét truyền thống gắn với tên gọi của mình, với mặt hàng chủ yếu là các loại vàng mã, đèn lồng, giấy các loại...Vào mỗi dịp Trung thu, khu phố lại khoác lên một tấm áo đầy lôi cuốn với sắc màu rực rỡ của vô số loại đèn lồng, mặt nạ, đồ chơi… thu hút hàng vạn người dân và du khách hòa mình vào một bầu không khí lễ hội đặc trưng.Sẽ là không ngoa khi nói rằng, chưa ghé thăm phố Hàng Mã dịp Trung thu thì chưa thể gọi là đã tận hưởng trọn vẹn “hương vị” của ngày Tết Trung thu ở Hà Nội.Mời quý độc giả xem video: Nhạc Trung thu hay nhất.
Nằm ở phía Bắc khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Mã luôn trở thành tâm điểm của thủ đô vào mỗi dip Tết Trung thu với cảnh "biển người" đổ về tham quan và mua sắm đồ Trung thu trong bầu không khí vô cùng náo nhiệt. Xung quanh lịch sử con phố này có nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết.
Xưa kia, phố Hàng Mã nằm trên đất thôn Yên Phú. Tên cũ thời Pháp thuộc là Rue du Cuive. Tên gọi Hàng Mã xuất phát từ việc dân ở phố này có một số gia đình người làng Tân Khai (Hàng Sắt và Cổng Đục) dọn đến mở cửa hàng bán giấy và đồ mã nhỏ.
Các mặt hàng ở phố Hàng Mã xưa chủ yếu là đồ hàng giấy để trang trí (hoa giấy, đèn giấy các kiểu...) và đồ mã để cúng lễ (mũ thổ thần, mũ ông Táo, vàng giấy...). Vào dịp Trung thu thì hàng hóa đa dạng hơn nhiều với sự xuất hiện của các loại đèn lồng, đồ chơi bằng giấy.
Đặc biệt, vào thời đó Hà Nội có đến hai phố Hàng Mã. Ngoài con phố Hàng Mã được thiên hạ gần xa biết đến còn một phố Hàng Mã khác mà ngày nay là đoạn phía Nam của phố Mã Mây, tiếp giáp phố Hàng Bạc.
Phố Hàng Mã thứ hai là nơi chuyên bán đồ mã lớn dùng cho tang lễ hoặc đám làm chay, đám lễ cầu mát, hoặc đám mã khác. Theo sự đổi thay của đời cuộc, các cửa hàng dần tàn lụi, và phố Hàng Mã này được gộp với phố Hàng Mây cạnh đó để trở thành phố Mã Mây hiện tại.
Một điều nữa cần lưu ý là phố Hàng Mã ngày nay không trùng khớp với phố Hàng Mã xưa. Đó là vì phía Tây phố Hàng Mã, đoạn giao từ phố Hàng Cót trở đi đến phố Phùng Hưng xưa kia có tên phố Hàng Đồng, nơi quy tụ những người thợ làm đồ đồng.
Sau những người làm đồng thôi làm hoặc chuyển ra phố Hàng Đồng bây giờ và đoạn đó gộp luôn vào phố Hàng Mã. Điều này cũng lý giải vì sao đoạn phía Tây phố Hàng Mã hiện giờ có ít cửa hàng bán đồ mã hơn đoạn còn lại.
Có thể nói, hai câu chuyện liên quan đến lịch sử phố Hàng Mã phán ánh sự linh động đáng ngạc nhiên của người dân phố cổ Hà Nội trong việc đặt tên phố dựa trên sự chuyển dịch của các mặt hàng được sản xuất buôn bán, một điều làm nên bản sắc của 36 phố phường Hà Nội.
Ngày nay, phố Hàng Mã là một trong số ít những phố vẫn giữ được nét truyền thống gắn với tên gọi của mình, với mặt hàng chủ yếu là các loại vàng mã, đèn lồng, giấy các loại...
Vào mỗi dịp Trung thu, khu phố lại khoác lên một tấm áo đầy lôi cuốn với sắc màu rực rỡ của vô số loại đèn lồng, mặt nạ, đồ chơi… thu hút hàng vạn người dân và du khách hòa mình vào một bầu không khí lễ hội đặc trưng.
Sẽ là không ngoa khi nói rằng, chưa ghé thăm phố Hàng Mã dịp Trung thu thì chưa thể gọi là đã tận hưởng trọn vẹn “hương vị” của ngày Tết Trung thu ở Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Nhạc Trung thu hay nhất.