Nằm ở phía Bắc khu phố cổ Hà Nội, Chợ Đồng Xuân là khu chợ có lịch lâu đời và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Hà thành.Tiền thân của chợ Đông Xuân là hai khu chợ họp ở cạnh chùa Cầu Đông (phố Hàng Đường) và cạnh đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm). Năm 1889, người Pháp đã giải tỏa hai chợ này và dồn các hàng quán vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân.Trong năm đầu tiên chợ họp ngoài trời, hoặc có che mái lá. Năm 1890 chính quyền thuộc địa cho xây dựng chợ Đồng Xuân. Khu chợ có năm vòm cửa và năm nhà cầu dài 52 mét, cao 19 mét, mặt tiền theo kiến trúc Pháp.Khi mới khánh thành, chợ Đồng Xuân là khu chợ có quy mô lớn nhất và hiện đại bậc nhất Việt Nam. Đây cũng là một trong những công trình tạo nên diện mạo kiến trúc Hà Nội thời thuộc địa.Không chỉ là một trung tâm thương mại, chợ Đồng Xuân còn là một chứng tích lịch sử quan trọng của thủ đô.Trong cuộc Toàn quốc kháng chiến cuối năm 1946, tại đây đã diễn ra các trận chiến ác liệt giữa Vệ quốc quân chống lại lính Lê dương của Pháp.Rất nhiều chiến sĩ Vệ quốc quân đã hi sinh tại chợ Đồng Xuân trước khi rút lực lượng cách mạng rút khỏi Hà Nội. Để ghi nhớ sự kiện này, ở góc Tây Bắc của chợ đã được dựng một đài Cảm Tử.Sau năm 1954, chợ Đồng Xuân khẳng định vai trò của một khu chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.Khoảng thập niên 1960, phía sau chợ Đồng Xuân hình thành một khu chợ tạm gọi là chợ Bắc Qua, chuyên bán nông sản và thực phẩm. Từ đó, nhiều người gọi cả hai chợ bằng cái tên chung là chợ Đồng Xuân - Bắc Qua.Trong suốt thời bao cấp, cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư dân Hà Nội có sự gắn bó ít nhiều với khu chợ trong phố cổ.Trong khoảng một thế kỷ, những chuyến tàu điện với tiếng chuông lanh canh đã đưa hàng nghìn lượt người đến chợ Đồng Xuân mỗi ngày, trước khi loại hình giao thông công cộng này dừng hoat động.Vào khoảng năm 1990, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại. Hai dãy nhà hai bên chợ được phá dỡ, ba dãy giữa xây lên ba tầng. Hai tấm cửa hai bên cũng bị dỡ, nhưng vẫn còn giữ hai cột ngoài cùng.Năm 1994, chợ Đồng Xuân đã bị hỏa hoạn, lửa thiêu trụi gần như toàn bộ các gian hàng trong chợ. Đây là vụ cháy chợ kinh hoàng nhất tại Hà Nội từng được ghi nhận.Chợ đã được tu sửa sau đó, nhưng ký ức về vụ cháy kinh hoàng vẫn còn được nhiều tiểu thương nhắc lại cho đến nay.Ngày nay chợ Đồng Xuân vừa là một chợ đầu mối dành cho bán buôn, vừa là một “thiên đường” bán lẻ dành cho người dân và du khách.Lang thang qua các ngóc ngách của chợ, du khách có thể mua mọi thứ có thể tìm thấy ở Hà Nội như quần áo, giày dép, lương thực thực phẩm, đồ điện tử, nữ trang hay các món đồ lưu niệm dành cho khách du lịch.Trong bản đồ du lịch Hà Nội ngày, chợ Đồng Xuân đã trở thành một địa điểm thăm quan không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở phía Bắc khu phố cổ Hà Nội, Chợ Đồng Xuân là khu chợ có lịch lâu đời và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Hà thành.
Tiền thân của chợ Đông Xuân là hai khu chợ họp ở cạnh chùa Cầu Đông (phố Hàng Đường) và cạnh đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm). Năm 1889, người Pháp đã giải tỏa hai chợ này và dồn các hàng quán vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân.
Trong năm đầu tiên chợ họp ngoài trời, hoặc có che mái lá. Năm 1890 chính quyền thuộc địa cho xây dựng chợ Đồng Xuân. Khu chợ có năm vòm cửa và năm nhà cầu dài 52 mét, cao 19 mét, mặt tiền theo kiến trúc Pháp.
Khi mới khánh thành, chợ Đồng Xuân là khu chợ có quy mô lớn nhất và hiện đại bậc nhất Việt Nam. Đây cũng là một trong những công trình tạo nên diện mạo kiến trúc Hà Nội thời thuộc địa.
Không chỉ là một trung tâm thương mại, chợ Đồng Xuân còn là một chứng tích lịch sử quan trọng của thủ đô.
Trong cuộc Toàn quốc kháng chiến cuối năm 1946, tại đây đã diễn ra các trận chiến ác liệt giữa Vệ quốc quân chống lại lính Lê dương của Pháp.
Rất nhiều chiến sĩ Vệ quốc quân đã hi sinh tại chợ Đồng Xuân trước khi rút lực lượng cách mạng rút khỏi Hà Nội. Để ghi nhớ sự kiện này, ở góc Tây Bắc của chợ đã được dựng một đài Cảm Tử.
Sau năm 1954, chợ Đồng Xuân khẳng định vai trò của một khu chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Khoảng thập niên 1960, phía sau chợ Đồng Xuân hình thành một khu chợ tạm gọi là chợ Bắc Qua, chuyên bán nông sản và thực phẩm. Từ đó, nhiều người gọi cả hai chợ bằng cái tên chung là chợ Đồng Xuân - Bắc Qua.
Trong suốt thời bao cấp, cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư dân Hà Nội có sự gắn bó ít nhiều với khu chợ trong phố cổ.
Trong khoảng một thế kỷ, những chuyến tàu điện với tiếng chuông lanh canh đã đưa hàng nghìn lượt người đến chợ Đồng Xuân mỗi ngày, trước khi loại hình giao thông công cộng này dừng hoat động.
Vào khoảng năm 1990, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại. Hai dãy nhà hai bên chợ được phá dỡ, ba dãy giữa xây lên ba tầng. Hai tấm cửa hai bên cũng bị dỡ, nhưng vẫn còn giữ hai cột ngoài cùng.
Năm 1994, chợ Đồng Xuân đã bị hỏa hoạn, lửa thiêu trụi gần như toàn bộ các gian hàng trong chợ. Đây là vụ cháy chợ kinh hoàng nhất tại Hà Nội từng được ghi nhận.
Chợ đã được tu sửa sau đó, nhưng ký ức về vụ cháy kinh hoàng vẫn còn được nhiều tiểu thương nhắc lại cho đến nay.
Ngày nay chợ Đồng Xuân vừa là một chợ đầu mối dành cho bán buôn, vừa là một “thiên đường” bán lẻ dành cho người dân và du khách.
Lang thang qua các ngóc ngách của chợ, du khách có thể mua mọi thứ có thể tìm thấy ở Hà Nội như quần áo, giày dép, lương thực thực phẩm, đồ điện tử, nữ trang hay các món đồ lưu niệm dành cho khách du lịch.
Trong bản đồ du lịch Hà Nội ngày, chợ Đồng Xuân đã trở thành một địa điểm thăm quan không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.