Nằm trên địa phận thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định, đầm Thị Nại là một đầm nước mặn nổi tiếng ở khu vực Nam Trung Bộ.Tên đầm có nguồn gốc từ tên gọi một hải cảng của vương quốc Chăm Pa xưa là Cri-Banoi, được phiên âm thành Thi Lị Bi Nại. Cảng này còn một tên khác là Tân Châu, theo cách gọi của các thương nhân người Hoa.Đầm Thị Nại có diện tích hơn 5.000 ha, chiều dài hơn 15 km, chiều ngang chỗ rộng nhất gần 5 km, là một đầm nước có diện tích lớn trong khu vực.Đầm được bao quanh bởi nhiều đồi núi, tạo nên phong cảnh hữu tình làm say đắm lòng người.Từ lâu, đầm đã trở thành thắng cảnh nổi tiếng, đi vào thơ ca của mảnh đất Bình Định: “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh/ Em về Bình Định cùng anh…”.Ẩn sau vẻ đẹp của mình, đầm Thị Nại còn là một địa danh gắn liền với nhiều biến cố dữ dội trong lịch sử Việt Nam.Từ 1.000 năm trước, đầm Thị Nại đã trở thành cửa ngõ thành Đồ Bàn, một tòa thành cổ của người Chăm Pa. Trong các cuộc chiến giữa Đại Việt và Chăm Pa, các vua chúa Việt đã đưa quân qua đầm vào các năm 1069, 1377,1403 và 1470, dưới các triều Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê.Từ thời Lê Thánh Tông đến thời chúa Nguyễn Phúc Thuần, đầm Thị Nại được gió yên sóng lặng trong gần 300 năm (1470-1744).Trong chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn, đầm Thị Nại lại nhiều lần trở thành chiến trường khốc liệt. Cuộc chiến lớn nhất diễn ra tại đây năm 1801, khi chúa Nguyễn Ánh cho đại binh ra đánh tan quân Tây Sơn đóng giữ ở cửa đầm .Trận này là trận lớn nhất giữa quân Tây Sơn với quân chúa Nguyễn ở trên biển và cũng là trận quyết chiến mà chính sử thời Nguyễn ghi nhận là "Đệ nhất vũ công". Từ ấy quân nhà Nguyễn giữ vững Thị Nại.Dưới triều Nguyễn, đầm Thị Nại liên tục được củng cố bằng các đồn lũy. Đến năm 1885, thực dân Pháp đã đổ quân chiếm Thị Nại. Sau đó, những cơ sở quân sự của nhà Nguyễn bị bỏ hoang... Trong chiến tranh Việt Nam, bờ đầm trở thành nơi đồn trú của một số đơn vị quân đội Mỹ.Ngày nay, đầm Thị Nại là một khu vực có ý nghĩa lớn về kinh tế của thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định. Lòng đầm là nơi đánh bắt cá của nhiều hộ ngư dân. Một phần của đầm được sử dụng làm cảng biển (cảng Quy Nhơn).Tháng 12/2006, tỉnh Bình Định khánh thành cầu vượt đầm Thị Nại có tổng chiều dài 2.475 m, chiều rộng cả lan can 15,5 m, với tổng cộng 54 nhịp, đảm bảo cho xe có trọng tải 80 tấn qua lại. Đây là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam tính đến năm 2007.Với du khách phương xa, đầm Thị Nại là một điểm tham quan không nên bỏ qua ở mảnh đất Bình Định.Đến với đầm Thị Nại, du khách có thể đắm mình trong cảnh sắc tuyệt đẹp của các buổi bình minh và hoàng hôn, khám phá cuộc sống ở các làng chàu ven đầm, hay thường thức các loại hải sản tươi ngon được đánh bắt ngay tại đầm...Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm trên địa phận thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định, đầm Thị Nại là một đầm nước mặn nổi tiếng ở khu vực Nam Trung Bộ.
Tên đầm có nguồn gốc từ tên gọi một hải cảng của vương quốc Chăm Pa xưa là Cri-Banoi, được phiên âm thành Thi Lị Bi Nại. Cảng này còn một tên khác là Tân Châu, theo cách gọi của các thương nhân người Hoa.
Đầm Thị Nại có diện tích hơn 5.000 ha, chiều dài hơn 15 km, chiều ngang chỗ rộng nhất gần 5 km, là một đầm nước có diện tích lớn trong khu vực.
Đầm được bao quanh bởi nhiều đồi núi, tạo nên phong cảnh hữu tình làm say đắm lòng người.
Từ lâu, đầm đã trở thành thắng cảnh nổi tiếng, đi vào thơ ca của mảnh đất Bình Định: “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh/ Em về Bình Định cùng anh…”.
Ẩn sau vẻ đẹp của mình, đầm Thị Nại còn là một địa danh gắn liền với nhiều biến cố dữ dội trong lịch sử Việt Nam.
Từ 1.000 năm trước, đầm Thị Nại đã trở thành cửa ngõ thành Đồ Bàn, một tòa thành cổ của người Chăm Pa. Trong các cuộc chiến giữa Đại Việt và Chăm Pa, các vua chúa Việt đã đưa quân qua đầm vào các năm 1069, 1377,1403 và 1470, dưới các triều Lý, Trần, Hồ và Hậu Lê.
Từ thời Lê Thánh Tông đến thời chúa Nguyễn Phúc Thuần, đầm Thị Nại được gió yên sóng lặng trong gần 300 năm (1470-1744).
Trong chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn, đầm Thị Nại lại nhiều lần trở thành chiến trường khốc liệt. Cuộc chiến lớn nhất diễn ra tại đây năm 1801, khi chúa Nguyễn Ánh cho đại binh ra đánh tan quân Tây Sơn đóng giữ ở cửa đầm .
Trận này là trận lớn nhất giữa quân Tây Sơn với quân chúa Nguyễn ở trên biển và cũng là trận quyết chiến mà chính sử thời Nguyễn ghi nhận là "Đệ nhất vũ công". Từ ấy quân nhà Nguyễn giữ vững Thị Nại.
Dưới triều Nguyễn, đầm Thị Nại liên tục được củng cố bằng các đồn lũy. Đến năm 1885, thực dân Pháp đã đổ quân chiếm Thị Nại. Sau đó, những cơ sở quân sự của nhà Nguyễn bị bỏ hoang... Trong chiến tranh Việt Nam, bờ đầm trở thành nơi đồn trú của một số đơn vị quân đội Mỹ.
Ngày nay, đầm Thị Nại là một khu vực có ý nghĩa lớn về kinh tế của thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định. Lòng đầm là nơi đánh bắt cá của nhiều hộ ngư dân. Một phần của đầm được sử dụng làm cảng biển (cảng Quy Nhơn).
Tháng 12/2006, tỉnh Bình Định khánh thành cầu vượt đầm Thị Nại có tổng chiều dài 2.475 m, chiều rộng cả lan can 15,5 m, với tổng cộng 54 nhịp, đảm bảo cho xe có trọng tải 80 tấn qua lại. Đây là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam tính đến năm 2007.
Với du khách phương xa, đầm Thị Nại là một điểm tham quan không nên bỏ qua ở mảnh đất Bình Định.
Đến với đầm Thị Nại, du khách có thể đắm mình trong cảnh sắc tuyệt đẹp của các buổi bình minh và hoàng hôn, khám phá cuộc sống ở các làng chàu ven đầm, hay thường thức các loại hải sản tươi ngon được đánh bắt ngay tại đầm...
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.