Trong cuộc khai quật tại Tương Sơn, ngoại ô Nam Kinh, Trung Quốc vào những năm 1960, các nhà khảo cổ tìm thấy một mộ hợp táng có niên đại hơn 1.500 tuổi. Qua kiểm tra, họ xác định mộ cổ có niên đại vào thời Đông Tấn (317 - 420).Bên trong ngôi mộ hợp táng có nhiều đồ tùy táng gồm: đĩa sứ vàng, đồ trang sức bằng vàng bạc... Trong số những hiện vật được tìm thấy, các nhà nghiên cứu dành nhiều sự chú ý đến hơn 200 "viên tiên đan" đặt ngay cạnh hài cốt chủ nhân ngôi mộ.Dù bộ hài cốt đã phân hủy khá nghiêm trọng nhưng căn cứ vào nội dung trên tấm văn bia, các chuyên gia biết được danh tính người đàn ông trong ngôi mộ hợp táng tên là Vương Bân - viên quan quyền cao chức trọng của nhà Đông Tấn.Theo sử sách, Vương Bân là chú của nhà thư pháp nổi tiếng "Thư Thánh" Vương Hi Chi (303-361). Người được hợp táng, chôn cùng Vương Bân là con gái ông - Vương Đan Hổ. Căn cứ nội dung được khắc trên văn bia, Vương Đan Hổ sinh năm 302 và mất năm 360, hưởng thọ 58 tuổi.Việc tìm thấy "tiên đan" trong ngôi mộ hợp táng của cha con Vương Bân khiến các chuyên gia bất ngờ. Họ đã thực hiện các kiểm tra và phát hiện hơn 200 "tiên đan" đó thực chất là ngũ thạch tán.Ngũ thạch tán được cho là do thầy thuốc Trương Trọng Cảnh (150 - 219) sống vào cuối thời Đông Hán phát minh ra. Ban đầu, loại thuốc này được dùng cho bệnh nhân mắc bệnh cảm.Tuy nhiên, không biết vì sao mà đến thời Ngụy Tấn, ngũ thạch tán được tầng lớp quý tộc và thượng lưu ưa chuộng vì tin rằng có thể kéo dài tuổi thọ, nâng cao sức khỏe.Cha của Vương Bân - Vương Đan Hổ xuất thân trong gia đình quyền thế, giàu có nên rất muốn trường thọ. Vậy nên, họ sẽ sử dụng "tiên đan" ngũ thạch tán mà không biết nó rất nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi lẽ, ngũ thạch tán thực chất là thủy ngân sulfua.Nếu sử dụng ngũ thạch tán trong thời gian dài, với liều lượng lớn thì sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, khả năng sinh sản... Nghiêm trọng nhất là có thể khiến người dùng tử vong do trúng độc mà không hay biết.Mời độc giả xem video: Thứ duy nhất trong mộ cổ mà đạo chích cũng không dám động tay vào.
Trong cuộc khai quật tại Tương Sơn, ngoại ô Nam Kinh, Trung Quốc vào những năm 1960, các nhà khảo cổ tìm thấy một mộ hợp táng có niên đại hơn 1.500 tuổi. Qua kiểm tra, họ xác định mộ cổ có niên đại vào thời Đông Tấn (317 - 420).
Bên trong ngôi mộ hợp táng có nhiều đồ tùy táng gồm: đĩa sứ vàng, đồ trang sức bằng vàng bạc... Trong số những hiện vật được tìm thấy, các nhà nghiên cứu dành nhiều sự chú ý đến hơn 200 "viên tiên đan" đặt ngay cạnh hài cốt chủ nhân ngôi mộ.
Dù bộ hài cốt đã phân hủy khá nghiêm trọng nhưng căn cứ vào nội dung trên tấm văn bia, các chuyên gia biết được danh tính người đàn ông trong ngôi mộ hợp táng tên là Vương Bân - viên quan quyền cao chức trọng của nhà Đông Tấn.
Theo sử sách, Vương Bân là chú của nhà thư pháp nổi tiếng "Thư Thánh" Vương Hi Chi (303-361). Người được hợp táng, chôn cùng Vương Bân là con gái ông - Vương Đan Hổ. Căn cứ nội dung được khắc trên văn bia, Vương Đan Hổ sinh năm 302 và mất năm 360, hưởng thọ 58 tuổi.
Việc tìm thấy "tiên đan" trong ngôi mộ hợp táng của cha con Vương Bân khiến các chuyên gia bất ngờ. Họ đã thực hiện các kiểm tra và phát hiện hơn 200 "tiên đan" đó thực chất là ngũ thạch tán.
Ngũ thạch tán được cho là do thầy thuốc Trương Trọng Cảnh (150 - 219) sống vào cuối thời Đông Hán phát minh ra. Ban đầu, loại thuốc này được dùng cho bệnh nhân mắc bệnh cảm.
Tuy nhiên, không biết vì sao mà đến thời Ngụy Tấn, ngũ thạch tán được tầng lớp quý tộc và thượng lưu ưa chuộng vì tin rằng có thể kéo dài tuổi thọ, nâng cao sức khỏe.
Cha của Vương Bân - Vương Đan Hổ xuất thân trong gia đình quyền thế, giàu có nên rất muốn trường thọ. Vậy nên, họ sẽ sử dụng "tiên đan" ngũ thạch tán mà không biết nó rất nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi lẽ, ngũ thạch tán thực chất là thủy ngân sulfua.
Nếu sử dụng ngũ thạch tán trong thời gian dài, với liều lượng lớn thì sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, khả năng sinh sản... Nghiêm trọng nhất là có thể khiến người dùng tử vong do trúng độc mà không hay biết.
Mời độc giả xem video: Thứ duy nhất trong mộ cổ mà đạo chích cũng không dám động tay vào.