Giáo hội Công giáo tin rằng, thi hài những vị thánh không phân hủy sau khi họ qua đời là do một phép màu mà Chúa ban cho họ hoặc đặc ân của Chúa. Thánh nữ Paula Frassinetti (1809 - 1882) yên nghỉ trong một nhà nguyện ở thành phố Rome là một trong số đó. Sau khi qua đời, thi hài của bà được đặt trong axit carbonic. Giáo hoàng John Paul II đã phong thánh cho Paula Frassinetti vào năm 1984.Thánh Anna Maria Taigi (1769 - 1837) yên nghỉ tại nhà thờ San Crisogono ở thành phố Rome, Italy. Người ta đã dùng sáp để bảo quản thi hài của bà. Vào năm 1920, Giáo hoàng Benedict XV phong thánh cho Anna.Trong tủ kính là hình nộm bằng sáp của Thánh Carlo da Sezze. Hài cốt nguyên vẹn của vị thánh này được đặt bên dưới bệ thờ trong nhà nguyện San Francesco d’Assisi a Ripa Grande ở Rome.Khi đến nhà thờ Gesu ở Rome, du khách sẽ nhìn thấy một cánh tay trong bộ khung bằng đồng trên tường. Đó là cánh tay của Thánh Francis Xavier. Cánh tay này là bộ phận duy nhất trên cơ thể của Thánh Francis Xavier không bị phân hủy.Qua đời vào năm 1440, thi hài thánh Francesca Romana không có dấu hiệu phân hủy trong vài tháng. Tuy nhiên, đến nay, thi hài của vị thánh này chỉ còn là bộ xương hoàn chỉnh mà không còn mô thịt như nhiều thi hài bất hoại khác.Thi hài Thánh Robert Bellarmine được đặt trong tủ kính bên dưới bệ thờ trong nhà thờ Thánh Ignatius ở Rome. Một số biện pháp bảo quản thi hài các thánh như phủ sáp, ngâm vào axit, bọc trong lớp vỏ bằng bạc... được giới chuyên gia ngày nay áp dụng.Thi hài gần như vẹn nguyên của Thánh Giovanni da Triora được đặt trong tủ kính bên dưới bệ thờ Thiên đường của nhà thờ Thánh Mary tại Rome.Giáo hoàng Pius V qua đời vào năm 1572. Thi hài của ông được bọc trong lớp vỏ bằng bạc và đặt tại nhà thờ Santa Maria Maggiore.Đây là hình nộm bằng sáp của Thánh Camillus de Lellis. Thi hài của vị thánh này được đặt trong hầm mộ bên dưới hình nộm. Do chưa từng công khai hình ảnh thi hài vị thánh này nên không ai biết thi hài của Thánh Camillus de Lellis có nhận được đặc ân của Chúa hay không.Mời độc giả xem video: Italy: Lễ hội hóa trang Venice Carnival. Nguồn: THĐT1.
Giáo hội Công giáo tin rằng, thi hài những vị thánh không phân hủy sau khi họ qua đời là do một phép màu mà Chúa ban cho họ hoặc đặc ân của Chúa. Thánh nữ Paula Frassinetti (1809 - 1882) yên nghỉ trong một nhà nguyện ở thành phố Rome là một trong số đó. Sau khi qua đời, thi hài của bà được đặt trong axit carbonic. Giáo hoàng John Paul II đã phong thánh cho Paula Frassinetti vào năm 1984.
Thánh Anna Maria Taigi (1769 - 1837) yên nghỉ tại nhà thờ San Crisogono ở thành phố Rome, Italy. Người ta đã dùng sáp để bảo quản thi hài của bà. Vào năm 1920, Giáo hoàng Benedict XV phong thánh cho Anna.
Trong tủ kính là hình nộm bằng sáp của Thánh Carlo da Sezze. Hài cốt nguyên vẹn của vị thánh này được đặt bên dưới bệ thờ trong nhà nguyện San Francesco d’Assisi a Ripa Grande ở Rome.
Khi đến nhà thờ Gesu ở Rome, du khách sẽ nhìn thấy một cánh tay trong bộ khung bằng đồng trên tường. Đó là cánh tay của Thánh Francis Xavier. Cánh tay này là bộ phận duy nhất trên cơ thể của Thánh Francis Xavier không bị phân hủy.
Qua đời vào năm 1440, thi hài thánh Francesca Romana không có dấu hiệu phân hủy trong vài tháng. Tuy nhiên, đến nay, thi hài của vị thánh này chỉ còn là bộ xương hoàn chỉnh mà không còn mô thịt như nhiều thi hài bất hoại khác.
Thi hài Thánh Robert Bellarmine được đặt trong tủ kính bên dưới bệ thờ trong nhà thờ Thánh Ignatius ở Rome. Một số biện pháp bảo quản thi hài các thánh như phủ sáp, ngâm vào axit, bọc trong lớp vỏ bằng bạc... được giới chuyên gia ngày nay áp dụng.
Thi hài gần như vẹn nguyên của Thánh Giovanni da Triora được đặt trong tủ kính bên dưới bệ thờ Thiên đường của nhà thờ Thánh Mary tại Rome.
Giáo hoàng Pius V qua đời vào năm 1572. Thi hài của ông được bọc trong lớp vỏ bằng bạc và đặt tại nhà thờ Santa Maria Maggiore.
Đây là hình nộm bằng sáp của Thánh Camillus de Lellis. Thi hài của vị thánh này được đặt trong hầm mộ bên dưới hình nộm. Do chưa từng công khai hình ảnh thi hài vị thánh này nên không ai biết thi hài của Thánh Camillus de Lellis có nhận được đặc ân của Chúa hay không.
Mời độc giả xem video: Italy: Lễ hội hóa trang Venice Carnival. Nguồn: THĐT1.