Vùng đất mệnh danh "long mạch" nổi tiếng Trung Quốc là dãy núi Tần Lĩnh. Là một trong những ngọn núi lâu đời nhất nước này, ngọn núi này được các chuyên gia ước tính hơn 200 triệu năm tuổi.Dãy núi Tần Lĩnh chạy theo hướng Đông - Tây, trải dài hơn 1.600 km dọc các tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây, Hà Nam và An Huy. Với chiều dài đồ sộ, 751 đỉnh thuộc dãy núi này được đặt tên. Trong số này, cao nhất là Thái Bạch Sơn (3.767m).Trong suốt hàng ngàn năm, dãy núi Tần Lĩnh được nhiều hoàng đế nhà Tần, nhà Hán, nhà Đường và các triều đại khác chọn làm nơi xây dựng lăng mộ.Không những vậy, không ít hoàng tử, quý tộc và quan chức cấp cao trong triều đình cũng chọn vùng đất "long mạch" này làm nơi an giấc ngàn thu.Dân gian lưu truyền câu nói về việc nhiều lăng mộ được xây dựng tại dãy núi Tần Lĩnh: “Tám trăm ngọn núi Tần Lĩnh, một trăm ngàn cổ mộ”. Sở dĩ nhiều người chọn vùng đất này làm nơi an nghỉ ngàn thu xuất phát từ yếu tố phong thủy.Đầu tiên, theo quan điểm của người xưa về âm dương và ngũ hành, dãy núi Tần Lĩnh là vị trí đắc địa để xây dựng lăng mộ. Bởi lẽ, hình thái của các đỉnh núi trong dãy Tần Lĩnh là "gân rồng", đá là "xương rồng", đất là "máu thịt của rồng" và thảm thực vật là "mao rồng".Người Trung Quốc thời phong kiến quan niệm nếu chôn cất tổ tiên ở vùng đất long mạch thì sẽ phù hộ cho con cháu ngàn đời sau có cuộc sống gặp nhiều may mắn, ấm no, giàu có.Không chỉ lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, dãy núi Tần Lĩnh hấp dẫn du khách với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong số này nổi tiếng là đỉnh Chung Nam Sơn và Thái Bạch Sơn.Thêm nữa, dãy núi Tần Lĩnh là nơi phân bố của nhiều loài động thực vật. Nơi đây được mệnh danh là "ngân hàng gene" sinh học hoang dã của Trung Quốc bởi dãy núi này là nơi sinh sống của khoảng 3.800 loại thực vật có hạt và 587 loài động vật hoang dã (bao gồm gấu trúc).Mời độc giả xem video: Kinh ngạc cỗ xe “giường nằm” của Tần Thủy Hoàng đến nay vẫn chạy tốt.
Vùng đất mệnh danh "long mạch" nổi tiếng Trung Quốc là dãy núi Tần Lĩnh. Là một trong những ngọn núi lâu đời nhất nước này, ngọn núi này được các chuyên gia ước tính hơn 200 triệu năm tuổi.
Dãy núi Tần Lĩnh chạy theo hướng Đông - Tây, trải dài hơn 1.600 km dọc các tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây, Hà Nam và An Huy. Với chiều dài đồ sộ, 751 đỉnh thuộc dãy núi này được đặt tên. Trong số này, cao nhất là Thái Bạch Sơn (3.767m).
Trong suốt hàng ngàn năm, dãy núi Tần Lĩnh được nhiều hoàng đế nhà Tần, nhà Hán, nhà Đường và các triều đại khác chọn làm nơi xây dựng lăng mộ.
Không những vậy, không ít hoàng tử, quý tộc và quan chức cấp cao trong triều đình cũng chọn vùng đất "long mạch" này làm nơi an giấc ngàn thu.
Dân gian lưu truyền câu nói về việc nhiều lăng mộ được xây dựng tại dãy núi Tần Lĩnh: “Tám trăm ngọn núi Tần Lĩnh, một trăm ngàn cổ mộ”. Sở dĩ nhiều người chọn vùng đất này làm nơi an nghỉ ngàn thu xuất phát từ yếu tố phong thủy.
Đầu tiên, theo quan điểm của người xưa về âm dương và ngũ hành, dãy núi Tần Lĩnh là vị trí đắc địa để xây dựng lăng mộ. Bởi lẽ, hình thái của các đỉnh núi trong dãy Tần Lĩnh là "gân rồng", đá là "xương rồng", đất là "máu thịt của rồng" và thảm thực vật là "mao rồng".
Người Trung Quốc thời phong kiến quan niệm nếu chôn cất tổ tiên ở vùng đất long mạch thì sẽ phù hộ cho con cháu ngàn đời sau có cuộc sống gặp nhiều may mắn, ấm no, giàu có.
Không chỉ lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, dãy núi Tần Lĩnh hấp dẫn du khách với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong số này nổi tiếng là đỉnh Chung Nam Sơn và Thái Bạch Sơn.
Thêm nữa, dãy núi Tần Lĩnh là nơi phân bố của nhiều loài động thực vật. Nơi đây được mệnh danh là "ngân hàng gene" sinh học hoang dã của Trung Quốc bởi dãy núi này là nơi sinh sống của khoảng 3.800 loại thực vật có hạt và 587 loài động vật hoang dã (bao gồm gấu trúc).
Mời độc giả xem video: Kinh ngạc cỗ xe “giường nằm” của Tần Thủy Hoàng đến nay vẫn chạy tốt.