Được tạo thành từ hàng ngàn miếng ngọc bích kết lại với nhau bằng chỉ vàng hoặc bạc, trang phục chôn cất làm từ ngọc bích là một loại trang phục mai táng. Ảnh: Lou-Foto via Alamy.Theo các nhà nghiên cứu, trang phục chôn cất làm từ ngọc bích thường dùng cho thành viên hoàng tộc dưới triều nhà Hán ở Trung Quốc (năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên) cũng như tầng lớp thượng lưu khi chôn cất. Ảnh: Unesco-hist.Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số trang phục chôn cất làm từ ngọc bích khoảng 2.000 tuổi. Trong đó, năm 1968, họ tìm thấy 2 bộ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Chúng được đặt trong mộ của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng và phu nhân - Vương phi Đậu thị. Ảnh: Unesco-hist.Thông qua nghiên cứu, giới chuyên gia đã giải mã được một số bí mật bất ngờ. Trong đó, các nghệ nhân đã tạo ra trang phục chôn cất làm từ ngọc bích vô cùng tinh xảo. Nó giống như áo giáp nhằm bảo vệ người quá cố ở thế giới bên kia và ngăn thi thể phân hủy. Ảnh: Wikipedia.Bộ trang phục bằng ngọc bích của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng được làm từ 2.498 mảnh ngọc bích. Các nhà nghiên cứu ước tính thợ thủ công mất khoảng 10 năm để hoàn thành nó. Ảnh: Wikipedia.Theo UNESCO, dường như hoàng tộc nhà Hán cũng tin rằng bộ trang phục làm từ ngọc bích có thể bảo vệ linh hồn. Ảnh: Maksim Gulyachik.Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở thành phố New York, Mỹ cho hay: "Bộ trang phục làm bằng ngọc bích bảo vệ toàn bộ cơ thể và linh hồn, giúp người quá cố đạt được sự bất tử". Ảnh: Shutterstock.Giới nghiên cứu cũng tìm thấy cuốn sách có tên Hậu Hán thư mô tả chi tiết cách chế tác bộ trang phục bằng ngọc bích và những loại sợi chỉ khác nhau được dùng tùy theo địa vị xã hội của người chết. Ảnh: Shutterstock.Ví dụ như bộ trang phục làm từ ngọc dành cho hoàng đế chỉ dùng chỉ vàng trong khi tầng lớp quý tộc, thượng lưu dùng chỉ bạc hoặc lụa để gắn kết các mảnh ngọc bích. Tập tục mai táng này dần rơi vào quên lãng vào những năm 500 dưới thời kỳ trị vì của Văn Đế triều Tây Ngụy. Nguyên do bởi chúng có giá trị cao nên trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ. Ảnh: Shutterstock.Mời độc giả xem video: Sốc với tuyên bố mới về nơi chôn cất thật sự của Alexander Đại đế.
Được tạo thành từ hàng ngàn miếng ngọc bích kết lại với nhau bằng chỉ vàng hoặc bạc, trang phục chôn cất làm từ ngọc bích là một loại trang phục mai táng. Ảnh: Lou-Foto via Alamy.
Theo các nhà nghiên cứu, trang phục chôn cất làm từ ngọc bích thường dùng cho thành viên hoàng tộc dưới triều nhà Hán ở Trung Quốc (năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên) cũng như tầng lớp thượng lưu khi chôn cất. Ảnh: Unesco-hist.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số trang phục chôn cất làm từ ngọc bích khoảng 2.000 tuổi. Trong đó, năm 1968, họ tìm thấy 2 bộ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Chúng được đặt trong mộ của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng và phu nhân - Vương phi Đậu thị. Ảnh: Unesco-hist.
Thông qua nghiên cứu, giới chuyên gia đã giải mã được một số bí mật bất ngờ. Trong đó, các nghệ nhân đã tạo ra trang phục chôn cất làm từ ngọc bích vô cùng tinh xảo. Nó giống như áo giáp nhằm bảo vệ người quá cố ở thế giới bên kia và ngăn thi thể phân hủy. Ảnh: Wikipedia.
Bộ trang phục bằng ngọc bích của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng được làm từ 2.498 mảnh ngọc bích. Các nhà nghiên cứu ước tính thợ thủ công mất khoảng 10 năm để hoàn thành nó. Ảnh: Wikipedia.
Theo UNESCO, dường như hoàng tộc nhà Hán cũng tin rằng bộ trang phục làm từ ngọc bích có thể bảo vệ linh hồn. Ảnh: Maksim Gulyachik.
Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở thành phố New York, Mỹ cho hay: "Bộ trang phục làm bằng ngọc bích bảo vệ toàn bộ cơ thể và linh hồn, giúp người quá cố đạt được sự bất tử". Ảnh: Shutterstock.
Giới nghiên cứu cũng tìm thấy cuốn sách có tên Hậu Hán thư mô tả chi tiết cách chế tác bộ trang phục bằng ngọc bích và những loại sợi chỉ khác nhau được dùng tùy theo địa vị xã hội của người chết. Ảnh: Shutterstock.
Ví dụ như bộ trang phục làm từ ngọc dành cho hoàng đế chỉ dùng chỉ vàng trong khi tầng lớp quý tộc, thượng lưu dùng chỉ bạc hoặc lụa để gắn kết các mảnh ngọc bích. Tập tục mai táng này dần rơi vào quên lãng vào những năm 500 dưới thời kỳ trị vì của Văn Đế triều Tây Ngụy. Nguyên do bởi chúng có giá trị cao nên trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ. Ảnh: Shutterstock.
Mời độc giả xem video: Sốc với tuyên bố mới về nơi chôn cất thật sự của Alexander Đại đế.