Sinh năm 1162, Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập đế chế Mông Cổ và là một trong những nhà chinh phục lỗi lạc, có ảnh hưởng lớn nhất lịch sử thế giới. Ông đã chỉ huy quân đội Mông Cổ chinh phạt nhiều vùng lãnh thổ trải dài từ châu Á sang châu Âu. Theo ước tính, từ năm 1206 đến khi qua đời vào năm 1227, Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục gần 31 triệu km2 lãnh thổ. Nhờ vậy, Mông Cổ trở thành một trong những đế chế hùng mạnh nhất thời bấy giờ.Tuy nhiên, vào mùa Hè năm 1227, Thành Cát Tư Hãn đột ngột qua đời khi đang tiến hành một chiến dịch đánh Tây Hạ dọc thượng nguồn sông Hoàng Hà ở Ngân Xuyên. Triều đình Mông Cổ khi ấy tuyên bố với bên ngoài rằng, nhà sáng lập đế chế Mông Cổ chết vì bệnh. Điều này khiến mọi người càng tò mò hơn về căn bệnh đã đoạt mạng Thành Cát Tư Hãn. Bí ẩn không kém nguyên nhân tử vong của ông là vị trí lăng mộ.Các nhà nghiên cứu tìm được rất ít thông tin về nơi chôn cất của Thành Cát Tư Hãn. Người ta chỉ biết là ông được chôn cất ở một vị trí bí mật sau khi qua đời. Tương truyền, đội quân đưa tang Thành Cát Tư Hãn đã giết toàn bộ người lẫn động vật nhìn thấy trên đường đi. Sau khi hoàn tất quá trình chôn cất nhà sáng lập đế chế Mông Cổ, đội quân cho đàn ngựa 1.000 con xóa bỏ toàn bộ dấu vết còn sót lại của lăng mộ để không ai tìm ra.Trong gần 800 năm qua, nhiều chuyên gia, nhà khảo cổ đã nỗ lực tìm kiếm lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn nhưng chưa thành công. Nhiều suy đoán đã được đưa ra về nơi an nghỉ của ông.Trong số này, một quan điểm nhận được sự quan tâm lớn của giới nghiên cứu là việc Thành Cát Tư Hãn có khả năng được chôn cất ở núi Burkhan Khaldun. Ngọn núi này có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời của ông.Theo cuốn "Lịch sử bí mật của người Mông Cổ", trong mỗi lần đi săn gần núi Burkhan Khaldun thuộc dãy núi Khentii ở quê nhà, Thành Cát Tư Hãn ngồi nghỉ dưới một gốc cây và ấn tượng trước vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho nơi này.Trong một trận chiến chống lại bộ tộc Miệt Nhi Khất, Thành Cát Tư Hãn thoát chết trong gang tấc và đã chạy trốn tới núi Burkhan Khaldun. Tại nơi này, ông được một người phụ nữ lớn tuổi cho ở nhờ. Do đó, núi Burkhan Khaldun có ý nghĩa quan trọng đối với Thành Cát Tư Hãn. Điều này cũng khiến ông đưa ra quyết định xây dựng cho bản thân một lăng mộ tại đó để làm nơi an nghỉ ngàn thu sau khi qua đời.Sau khi Thành Cát Tư Hãn mất, con cháu đã chôn cất ông trong lăng mộ đã chuẩn bị sẵn ở núi Burkhan Khaldun. Quân đội Mông Cổ cử người trông coi ngọn núi này để không người dân nào có thể tiếp cận, xâm phạm nơi an nghỉ của Thành Cát Tư Hãn.Bất cứ ai xâm phạm nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn đều phải trả giá bằng cái chết. Sau khi đế quốc Mông Cổ sụp đổ, hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn được cho là vẫn âm thầm bảo vệ lăng mộ của ông và tuyệt đối giữ kín bí mật.Do núi Burkhan Khaldun đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới nên các chuyên gia rất khó thực hiện công tác khảo cổ nhằm xác định xem nơi đây thực sự tồn tại lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn hay không.Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.
Sinh năm 1162, Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập đế chế Mông Cổ và là một trong những nhà chinh phục lỗi lạc, có ảnh hưởng lớn nhất lịch sử thế giới. Ông đã chỉ huy quân đội Mông Cổ chinh phạt nhiều vùng lãnh thổ trải dài từ châu Á sang châu Âu. Theo ước tính, từ năm 1206 đến khi qua đời vào năm 1227, Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục gần 31 triệu km2 lãnh thổ. Nhờ vậy, Mông Cổ trở thành một trong những đế chế hùng mạnh nhất thời bấy giờ.
Tuy nhiên, vào mùa Hè năm 1227, Thành Cát Tư Hãn đột ngột qua đời khi đang tiến hành một chiến dịch đánh Tây Hạ dọc thượng nguồn sông Hoàng Hà ở Ngân Xuyên. Triều đình Mông Cổ khi ấy tuyên bố với bên ngoài rằng, nhà sáng lập đế chế Mông Cổ chết vì bệnh. Điều này khiến mọi người càng tò mò hơn về căn bệnh đã đoạt mạng Thành Cát Tư Hãn. Bí ẩn không kém nguyên nhân tử vong của ông là vị trí lăng mộ.
Các nhà nghiên cứu tìm được rất ít thông tin về nơi chôn cất của Thành Cát Tư Hãn. Người ta chỉ biết là ông được chôn cất ở một vị trí bí mật sau khi qua đời. Tương truyền, đội quân đưa tang Thành Cát Tư Hãn đã giết toàn bộ người lẫn động vật nhìn thấy trên đường đi. Sau khi hoàn tất quá trình chôn cất nhà sáng lập đế chế Mông Cổ, đội quân cho đàn ngựa 1.000 con xóa bỏ toàn bộ dấu vết còn sót lại của lăng mộ để không ai tìm ra.
Trong gần 800 năm qua, nhiều chuyên gia, nhà khảo cổ đã nỗ lực tìm kiếm lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn nhưng chưa thành công. Nhiều suy đoán đã được đưa ra về nơi an nghỉ của ông.
Trong số này, một quan điểm nhận được sự quan tâm lớn của giới nghiên cứu là việc Thành Cát Tư Hãn có khả năng được chôn cất ở núi Burkhan Khaldun. Ngọn núi này có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời của ông.
Theo cuốn "Lịch sử bí mật của người Mông Cổ", trong mỗi lần đi săn gần núi Burkhan Khaldun thuộc dãy núi Khentii ở quê nhà, Thành Cát Tư Hãn ngồi nghỉ dưới một gốc cây và ấn tượng trước vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho nơi này.
Trong một trận chiến chống lại bộ tộc Miệt Nhi Khất, Thành Cát Tư Hãn thoát chết trong gang tấc và đã chạy trốn tới núi Burkhan Khaldun. Tại nơi này, ông được một người phụ nữ lớn tuổi cho ở nhờ. Do đó, núi Burkhan Khaldun có ý nghĩa quan trọng đối với Thành Cát Tư Hãn. Điều này cũng khiến ông đưa ra quyết định xây dựng cho bản thân một lăng mộ tại đó để làm nơi an nghỉ ngàn thu sau khi qua đời.
Sau khi Thành Cát Tư Hãn mất, con cháu đã chôn cất ông trong lăng mộ đã chuẩn bị sẵn ở núi Burkhan Khaldun. Quân đội Mông Cổ cử người trông coi ngọn núi này để không người dân nào có thể tiếp cận, xâm phạm nơi an nghỉ của Thành Cát Tư Hãn.
Bất cứ ai xâm phạm nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn đều phải trả giá bằng cái chết. Sau khi đế quốc Mông Cổ sụp đổ, hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn được cho là vẫn âm thầm bảo vệ lăng mộ của ông và tuyệt đối giữ kín bí mật.
Do núi Burkhan Khaldun đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới nên các chuyên gia rất khó thực hiện công tác khảo cổ nhằm xác định xem nơi đây thực sự tồn tại lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn hay không.