Các di tích của đế chế Babylon được tìm thấy tại vùng đất ngày nay là Al Hillah, tỉnh Babil, Iraq. Trong nhiều thập kỷ, giới chuyên gia thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân khiến nền văn minh lớn này lụi tàn sau hơn 1.000 năm tồn tại và phát triển.Căn cứ vào các sử liệu, ghi chép cổ, các chuyên gia biết được đế chế Babylon do thủ lĩnh người Amorites là Sumuabum thành lập vào năm 1894 trước Công nguyên.Trong triều đại đầu tiên, ông hoàng Sumuabum đã huy động mọi nguồn lực xây dựng thành phố Babylon - địa điểm sau này trở thành đế quốc Cổ Babylon.Đến thời vua Nebuchadnezzar II, đế quốc Tân Babylon càng hùng mạnh và phát triển rực rỡ hơn. Các ông hoàng của đế chế này đã nhiều lần phát động các chiến dịch quân sự nhằm xâm chiếm các vùng lãnh thổ xung quanh, bao gồm tiến đánh thành Jerusalem.Trải qua nhiều thế kỷ, Babylon vô cùng phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học... Cuộc sống người dân sung túc, giàu mạnh.Đặc biệt, Babylon sở hữu sức mạnh quân sự lớn khiến nhiều người láng giềng phải dè chừng. Theo các ghi chép, từ khi thành lập cho đến trước năm 540 trước Công nguyên, không có đế chế nào đánh chiếm được Babylon.Thế nhưng, thời kỳ huy hoàng của đế chế Babylon chấm dứt vào năm 540 trước Công nguyên. Khi ấy, hoàng đế sáng lập đế quốc Ba Tư là Cyrus Đại đế đã phát động chiến dịch chinh phạt đế quốc Tân Babylon.Với sức mạnh quân sự vượt trội và những chiến thuật xuất sắc, lực lượng của Cyrus Đại đế đánh bại đội quân Babylon do Quốc vương Nabonidus chỉ huy.Thế nhưng, một bia khắc chính thức bằng chữ hình nêm được các chuyên gia tìm thấy có mô tả rằng, đội quân của Cyrus Đại đế tiến vào thành Babylon một cách dễ dàng mà không vấp phải sự chống trả dữ dội nào.Sự việc này khiến giới chuyên gia cảm thấy khó hiểu khi đế chế Babylon lại dễ dàng bị người Ba Tư khuất phục trong khi trước đó họ vô cùng hưng thịnh, sở hữu quân đội hùng mạnh. Đến nay, nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Babylon vẫn là một bí ẩn lớn đối với nhân loại.Mời độc giả xem video: Google số hóa nền văn minh Maya cổ đại. Nguồn: THĐT1.
Các di tích của đế chế Babylon được tìm thấy tại vùng đất ngày nay là Al Hillah, tỉnh Babil, Iraq. Trong nhiều thập kỷ, giới chuyên gia thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân khiến nền văn minh lớn này lụi tàn sau hơn 1.000 năm tồn tại và phát triển.
Căn cứ vào các sử liệu, ghi chép cổ, các chuyên gia biết được đế chế Babylon do thủ lĩnh người Amorites là Sumuabum thành lập vào năm 1894 trước Công nguyên.
Trong triều đại đầu tiên, ông hoàng Sumuabum đã huy động mọi nguồn lực xây dựng thành phố Babylon - địa điểm sau này trở thành đế quốc Cổ Babylon.
Đến thời vua Nebuchadnezzar II, đế quốc Tân Babylon càng hùng mạnh và phát triển rực rỡ hơn. Các ông hoàng của đế chế này đã nhiều lần phát động các chiến dịch quân sự nhằm xâm chiếm các vùng lãnh thổ xung quanh, bao gồm tiến đánh thành Jerusalem.
Trải qua nhiều thế kỷ, Babylon vô cùng phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học... Cuộc sống người dân sung túc, giàu mạnh.
Đặc biệt, Babylon sở hữu sức mạnh quân sự lớn khiến nhiều người láng giềng phải dè chừng. Theo các ghi chép, từ khi thành lập cho đến trước năm 540 trước Công nguyên, không có đế chế nào đánh chiếm được Babylon.
Thế nhưng, thời kỳ huy hoàng của đế chế Babylon chấm dứt vào năm 540 trước Công nguyên. Khi ấy, hoàng đế sáng lập đế quốc Ba Tư là Cyrus Đại đế đã phát động chiến dịch chinh phạt đế quốc Tân Babylon.
Với sức mạnh quân sự vượt trội và những chiến thuật xuất sắc, lực lượng của Cyrus Đại đế đánh bại đội quân Babylon do Quốc vương Nabonidus chỉ huy.
Thế nhưng, một bia khắc chính thức bằng chữ hình nêm được các chuyên gia tìm thấy có mô tả rằng, đội quân của Cyrus Đại đế tiến vào thành Babylon một cách dễ dàng mà không vấp phải sự chống trả dữ dội nào.
Sự việc này khiến giới chuyên gia cảm thấy khó hiểu khi đế chế Babylon lại dễ dàng bị người Ba Tư khuất phục trong khi trước đó họ vô cùng hưng thịnh, sở hữu quân đội hùng mạnh. Đến nay, nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Babylon vẫn là một bí ẩn lớn đối với nhân loại.
Mời độc giả xem video: Google số hóa nền văn minh Maya cổ đại. Nguồn: THĐT1.