Mỗi khi nhắc đến Gia Cát Lượng, mọi người nghĩ ngay đến một nhân tài xuất chúng của nhà Thục Hán thời Tam quốc. Ông được mô tả là người túc trí đa mưu, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. Không những vậy, Khổng Minh còn được ca ngợi là "thần cơ diệu toán" khi có thể dự đoán chính xác nhiều việc.Khổng Minh đã góp công lớn trong việc giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục. Tài hoa xuất chúng của ông đã giúp Lưu Bị trở thành một trong 3 thế lực lớn thời Tam quốc (2 thế lực còn lại là Tào Tháo và Tôn Quyền).Không chỉ có tài quản lý quốc gia, bách tính, được Lưu Bị tin tưởng giao cho chức Thừa tướng, Gia Cát Lượng còn nghiên cứu trận pháp và thể hiện tài năng.Trong số này có việc Gia Cát Lượng nghĩ ra trận pháp Kỳ môn Bát quái trận giúp đánh lui mười vạn đại quân của Tư Mã Ý.Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng dù có tài mưu lược xuất sắc nhưng Gia Cát Lượng không có tài dụng quân khi không có bản lĩnh tùy cơ ứng biến như các danh tướng "lão làng".Để chứng minh điều này, các nhà nghiên cứu dẫn chứng 6 chiến dịch Bắc phạt do Khổng Minh tiến hành đều thất bại. Trong tất cả những lần đối đầu với quân Tào Ngụy, Gia Cát Lượng đã vận dụng trí tuệ, tài năng của mình nhưng vẫn không thể giúp quân Thục đánh bại kẻ địch.Khổng Minh giỏi lên kế hoạch, lập chiến lược nhưng khi đích thân cầm quân đánh trận thì bộc lộ "điểm yếu" chí mạng là cứng nhắc, quá cẩn thận, không thể tùy cơ ứng biến trước những thay đổi liên tục của tình hình chiến sự.Tuy nhiên, trong cuộc đời binh nghiệp của Gia Cát Lượng vẫn có những thành tựu không thể bỏ quan.Trong "Tam Quốc Chí", sử gia Trần Thọ từng khen ngợi Gia Cát Lượng "tài năng vượt trội, có khí chất anh hào". Những đóng góp của ông như cải tiến liên nỏ tiễn, phát minh "trâu gỗ ngựa máy" làm phương tiện vận chuyển... cũng được ghi nhận.Sau khi nhà Tấn thống nhất thiên hạ, chấm dứt giai đoạn hỗn loạn thời Tam quốc, Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm đã hạ lệnh truy tìm và thu thập "Bát trận chiến pháp" của Gia Cát Lượng về để huấn luyện quân đội. Điều này cho thấy năng lực ở lĩnh vực quân sự của Khổng Minh không thể xóa nhòa.Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
Mỗi khi nhắc đến Gia Cát Lượng, mọi người nghĩ ngay đến một nhân tài xuất chúng của nhà Thục Hán thời Tam quốc. Ông được mô tả là người túc trí đa mưu, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. Không những vậy, Khổng Minh còn được ca ngợi là "thần cơ diệu toán" khi có thể dự đoán chính xác nhiều việc.
Khổng Minh đã góp công lớn trong việc giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục. Tài hoa xuất chúng của ông đã giúp Lưu Bị trở thành một trong 3 thế lực lớn thời Tam quốc (2 thế lực còn lại là Tào Tháo và Tôn Quyền).
Không chỉ có tài quản lý quốc gia, bách tính, được Lưu Bị tin tưởng giao cho chức Thừa tướng, Gia Cát Lượng còn nghiên cứu trận pháp và thể hiện tài năng.
Trong số này có việc Gia Cát Lượng nghĩ ra trận pháp Kỳ môn Bát quái trận giúp đánh lui mười vạn đại quân của Tư Mã Ý.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng dù có tài mưu lược xuất sắc nhưng Gia Cát Lượng không có tài dụng quân khi không có bản lĩnh tùy cơ ứng biến như các danh tướng "lão làng".
Để chứng minh điều này, các nhà nghiên cứu dẫn chứng 6 chiến dịch Bắc phạt do Khổng Minh tiến hành đều thất bại. Trong tất cả những lần đối đầu với quân Tào Ngụy, Gia Cát Lượng đã vận dụng trí tuệ, tài năng của mình nhưng vẫn không thể giúp quân Thục đánh bại kẻ địch.
Khổng Minh giỏi lên kế hoạch, lập chiến lược nhưng khi đích thân cầm quân đánh trận thì bộc lộ "điểm yếu" chí mạng là cứng nhắc, quá cẩn thận, không thể tùy cơ ứng biến trước những thay đổi liên tục của tình hình chiến sự.
Tuy nhiên, trong cuộc đời binh nghiệp của Gia Cát Lượng vẫn có những thành tựu không thể bỏ quan.
Trong "Tam Quốc Chí", sử gia Trần Thọ từng khen ngợi Gia Cát Lượng "tài năng vượt trội, có khí chất anh hào". Những đóng góp của ông như cải tiến liên nỏ tiễn, phát minh "trâu gỗ ngựa máy" làm phương tiện vận chuyển... cũng được ghi nhận.
Sau khi nhà Tấn thống nhất thiên hạ, chấm dứt giai đoạn hỗn loạn thời Tam quốc, Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm đã hạ lệnh truy tìm và thu thập "Bát trận chiến pháp" của Gia Cát Lượng về để huấn luyện quân đội. Điều này cho thấy năng lực ở lĩnh vực quân sự của Khổng Minh không thể xóa nhòa.