Không phải hòn đảo nổi tiếng nhất, nhưng đây lại là nơi gắn với nhiều truyền thuyết ly kỳ nhất, được xem là hòn đảo hội tụ tâm linh của Việt Nam.
Nằm ở xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, có một hòn đảo không quá lớn, nhưng được khá nhiều người biết đến: Hòn Đá Bạc. Đây là hòn đảo được hình thành hơn 100 triệu năm về trước (có tài liệu ghi là 180 triệu năm), chỉ cách bờ khoảng 500m và gắn với loạt truyền thuyết của vùng ven biển Tây Cà Mau.Hòn Đá Bạc nằm giữa biển, gồm 3 hòn kích cỡ lớn nhỏ khác nhau. Các hòn này có tên: hòn Đá Bạc, hòn Đá Lẻ và hòn Ông Ngộ. Tổng diện tích của chúng khoảng 6,43 ha, cao hơn mặt nước biển 50m.Sở dĩ hòn đảo này mang tên hòn Đá Bạc là vì ngư dân đi biển nhìn vào bờ thấy nơi đây nắng chiếu xuống lấp lánh như dát bạc. Từ đó, họ đặt tên luôn cho hòn đảo là hòn Đá Bạc.Đầu tiên, bàn về phong cảnh của hòn Đá Bạc, phải công nhận rằng đây là một trong những hòn đảo đẹp nổi trội của Việt Nam. Nó chẳng khác gì chốn tiên cảnh khi có nhiều hòn đá mang hình thù đặc biệt: Hòn Trụi, Bàn Tay Tiên, Giếng Tiên,… Khi bình minh lên, ánh nắng chiếu vào những viên đá trên mặt nước, tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp.Tiếp đến, bàn về yếu tố tâm linh, hòn Đá Bạc được mệnh danh là nơi hội tụ tâm linh, bởi nơi đây có điện Tam Thanh, hang Ông Cọp, lăng Ông Nam Hải. Trong lăng Ông Nam Hải có ghi chép lời tường thuật của ngư dân về cá Ông (cá voi), từng cứu người gặp nạn trên biển và thờ bộ xương cá Ông lớn nhất vùng Tây Cà Mau.Người dân nơi đây rất tôn thờ cá Ông và coi đây là một trong những vị thần ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ. Cứ vào ngày 23/5 Âm lịch hàng năm, người dân lại tổ chức Lễ hội Nghinh Ông, cầu cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, bắt được nhiều tôm cá, quốc thái dân an.Du lịch ở hòn Đá Bạc đẹp nhất là từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa này, Cà Mau bước vào mùa khô nên rất thuận tiện cho đi lại, vui chơi. Bên cạnh thăm thú những địa điểm tâm linh, ngắm cảnh, tại hòn Đá Bạc du khách còn có thể trải nghiệm các trò chơi miền Tây như bắt cá, bắt chuột đồng…
Không phải hòn đảo nổi tiếng nhất, nhưng đây lại là nơi gắn với nhiều truyền thuyết ly kỳ nhất, được xem là hòn đảo hội tụ tâm linh của Việt Nam.
Nằm ở xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, có một hòn đảo không quá lớn, nhưng được khá nhiều người biết đến: Hòn Đá Bạc. Đây là hòn đảo được hình thành hơn 100 triệu năm về trước (có tài liệu ghi là 180 triệu năm), chỉ cách bờ khoảng 500m và gắn với loạt truyền thuyết của vùng ven biển Tây Cà Mau.
Hòn Đá Bạc nằm giữa biển, gồm 3 hòn kích cỡ lớn nhỏ khác nhau. Các hòn này có tên: hòn Đá Bạc, hòn Đá Lẻ và hòn Ông Ngộ. Tổng diện tích của chúng khoảng 6,43 ha, cao hơn mặt nước biển 50m.
Sở dĩ hòn đảo này mang tên hòn Đá Bạc là vì ngư dân đi biển nhìn vào bờ thấy nơi đây nắng chiếu xuống lấp lánh như dát bạc. Từ đó, họ đặt tên luôn cho hòn đảo là hòn Đá Bạc.
Đầu tiên, bàn về phong cảnh của hòn Đá Bạc, phải công nhận rằng đây là một trong những hòn đảo đẹp nổi trội của Việt Nam. Nó chẳng khác gì chốn tiên cảnh khi có nhiều hòn đá mang hình thù đặc biệt: Hòn Trụi, Bàn Tay Tiên, Giếng Tiên,… Khi bình minh lên, ánh nắng chiếu vào những viên đá trên mặt nước, tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp.
Tiếp đến, bàn về yếu tố tâm linh, hòn Đá Bạc được mệnh danh là nơi hội tụ tâm linh, bởi nơi đây có điện Tam Thanh, hang Ông Cọp, lăng Ông Nam Hải. Trong lăng Ông Nam Hải có ghi chép lời tường thuật của ngư dân về cá Ông (cá voi), từng cứu người gặp nạn trên biển và thờ bộ xương cá Ông lớn nhất vùng Tây Cà Mau.
Người dân nơi đây rất tôn thờ cá Ông và coi đây là một trong những vị thần ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ. Cứ vào ngày 23/5 Âm lịch hàng năm, người dân lại tổ chức Lễ hội Nghinh Ông, cầu cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, bắt được nhiều tôm cá, quốc thái dân an.
Du lịch ở hòn Đá Bạc đẹp nhất là từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa này, Cà Mau bước vào mùa khô nên rất thuận tiện cho đi lại, vui chơi. Bên cạnh thăm thú những địa điểm tâm linh, ngắm cảnh, tại hòn Đá Bạc du khách còn có thể trải nghiệm các trò chơi miền Tây như bắt cá, bắt chuột đồng…