Vào năm 1942, nhân viên kiểm lâm tên Hari Kishan Madhwal bất ngờ phát hiện hàng trăm bộ xương người ở dưới đáy hồ Roopkund. Những thi hài này lộ diện khi băng tuyết tan và mực nước trong hồ ngày càng xuống thấp. Từ đây, bí mật về " hồ xương người" được hé lộ.Sau khi nhận được tin báo, các chuyên gia và nhà điều tra đã tới hồ Roopkund để kiểm tra, làm sáng tỏ vì sao nơi đây có nhiều thi hài như vậy.Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra có khoảng 800 bộ hài cốt an nghỉ dưới đáy hồ Roopkund. Những người này qua đời ở những thời điểm khác nhau.Thông qua phương pháp xác định tuổi bằng carbon, các chuyên gia xác định những bộ xương người ở dưới đáy hồ Roopkund có niên đại khoảng 1.200 tuổi. Một số người qua đời cách nhau khoảng 1.000 năm.Việc bên dưới dưới đáy hồ Roopkund có hàng trăm bộ xương người khiến các chuyên gia đưa ra nhiều đồn đoán. Trong số này, một giả thuyết cho rằng, hồ nước này có thể từng là nơi diễn ra nghi lễ tự sát thời xưa.Một quan điểm khác cho hay số hài cốt trên có thể thuộc về các binh sĩ được Quốc vương Delhi phái đi xâm lược Tây Tạng. Họ đã tử trận và bị ném xác xuống đáy hồ.Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia đã giải mã được một số thông tin quan trọng về hàng trăm bộ xương người ở dưới đáy hồ Roopkund. Họ phát hiện đa số các nạn nhân mất mạng bởi một đòn chí mạng vào phía sau đầu.Nhóm nghiên cứu cho rằng, những vật nào đó cùn, có kích thước tròn như quả bóng cricket chính là "thủ phạm" gây ra cái chết của những người này.Theo các nhà khoa học, lời giải thích hợp lý nhất cho việc nhiều người tử vong với cùng một vết thương và cùng thời điểm là do mưa đá gây nên. Họ lý giải những người đi qua khu vực hồ Roopkund đã gặp phải trận mưa đá khủng khiếp.Do không tìm được chỗ ẩn nấp an toàn nên nhiều người bị đá rơi trúng đầu dẫn đến tử vong. Một số khác bị thương rồi qua đời sau đó vì đói, rét, bệnh tật.Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn hồ nước dưới lòng đất lớn nhất hành tinh.
Vào năm 1942, nhân viên kiểm lâm tên Hari Kishan Madhwal bất ngờ phát hiện hàng trăm bộ xương người ở dưới đáy hồ Roopkund. Những thi hài này lộ diện khi băng tuyết tan và mực nước trong hồ ngày càng xuống thấp. Từ đây, bí mật về " hồ xương người" được hé lộ.
Sau khi nhận được tin báo, các chuyên gia và nhà điều tra đã tới hồ Roopkund để kiểm tra, làm sáng tỏ vì sao nơi đây có nhiều thi hài như vậy.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra có khoảng 800 bộ hài cốt an nghỉ dưới đáy hồ Roopkund. Những người này qua đời ở những thời điểm khác nhau.
Thông qua phương pháp xác định tuổi bằng carbon, các chuyên gia xác định những bộ xương người ở dưới đáy hồ Roopkund có niên đại khoảng 1.200 tuổi. Một số người qua đời cách nhau khoảng 1.000 năm.
Việc bên dưới dưới đáy hồ Roopkund có hàng trăm bộ xương người khiến các chuyên gia đưa ra nhiều đồn đoán. Trong số này, một giả thuyết cho rằng, hồ nước này có thể từng là nơi diễn ra nghi lễ tự sát thời xưa.
Một quan điểm khác cho hay số hài cốt trên có thể thuộc về các binh sĩ được Quốc vương Delhi phái đi xâm lược Tây Tạng. Họ đã tử trận và bị ném xác xuống đáy hồ.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia đã giải mã được một số thông tin quan trọng về hàng trăm bộ xương người ở dưới đáy hồ Roopkund. Họ phát hiện đa số các nạn nhân mất mạng bởi một đòn chí mạng vào phía sau đầu.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, những vật nào đó cùn, có kích thước tròn như quả bóng cricket chính là "thủ phạm" gây ra cái chết của những người này.
Theo các nhà khoa học, lời giải thích hợp lý nhất cho việc nhiều người tử vong với cùng một vết thương và cùng thời điểm là do mưa đá gây nên. Họ lý giải những người đi qua khu vực hồ Roopkund đã gặp phải trận mưa đá khủng khiếp.
Do không tìm được chỗ ẩn nấp an toàn nên nhiều người bị đá rơi trúng đầu dẫn đến tử vong. Một số khác bị thương rồi qua đời sau đó vì đói, rét, bệnh tật.
Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn hồ nước dưới lòng đất lớn nhất hành tinh.