Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào những năm 1970. Kể từ đó, các nhà khảo cổ đã tiến hành một số cuộc khai quật nhằm giải mã bí ẩn về nơi an nghỉ ngàn thu cũng như cái chết của Tần Thủy Hoàng.Một trong những phát hiện quan trong nhất tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng đó là việc các nhà khảo cổ khai quật được hàng ngàn bức tượng đất nung.Mỗi bức tượng đất nung đều là độc nhất vô nhị, không có sự trùng lặp và có kích thước tương đương người thật. Các thợ thủ công dưới thời nhà Tần đã tạo ra các bức tượng có hình dáng, gương mặt, kiểu tóc... không giống nhau.Liên quan đến đội quân đất nung, các nhà khảo cổ tại Tân Cương phát hiện dấu vết ADN của người châu Âu gần lăng mộ của Tần Thủy Hoàng trong giai đoạn năm 259 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên.Các chuyên gia nhận định đây là một phát hiện quan trọng mang tính đột phá. Đây là bằng chứng về sự giao thoa giữa văn minh phương Tây với Trung Quốc.Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cho rằng, hàng ngàn bức tượng đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng có thể đã được tạo ra dưới sự hướng dẫn của các nhà điêu khắc phương Tây cũng như chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn minh Hy Lạp cổ đại.Trước thời Tần Thủy Hoàng, người dân Trung Quốc không có truyền thống làm tượng có kích thước tương đương người thật.Từ những bằng chứng về sự xuất hiện của người phương Tây dưới thời Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia nhận định đội quân đất nung được lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp thời cổ đại.Giáo sư Lukas Nickel, Chủ tịch bảo tàng Mỹ thuật châu Á thuộc Đại học Vienna tin rằng, tượng đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng chịu ảnh hưởng từ sự xuất hiện của những bức tượng Hy Lạp ở Trung Á sau thời kỳ của Alexander Đại đế.“Tôi cho rằng, các nhà điêu khắc Hy Lạp có thể đã đến đây để hướng dẫn các nghệ nhân, thợ thủ công ở Trung Quốc thời phong kiến trong việc tạc tượng”, giáo sư Nickel cho hay.Mời độc giả xem video: Hé lộ lý do khoan hơn 40.000 lỗ trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nguồn: Kienthucnet.
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào những năm 1970. Kể từ đó, các nhà khảo cổ đã tiến hành một số cuộc khai quật nhằm giải mã bí ẩn về nơi an nghỉ ngàn thu cũng như cái chết của Tần Thủy Hoàng.
Một trong những phát hiện quan trong nhất tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng đó là việc các nhà khảo cổ khai quật được hàng ngàn bức tượng đất nung.
Mỗi bức tượng đất nung đều là độc nhất vô nhị, không có sự trùng lặp và có kích thước tương đương người thật. Các thợ thủ công dưới thời nhà Tần đã tạo ra các bức tượng có hình dáng, gương mặt, kiểu tóc... không giống nhau.
Liên quan đến đội quân đất nung, các nhà khảo cổ tại Tân Cương phát hiện dấu vết ADN của người châu Âu gần lăng mộ của Tần Thủy Hoàng trong giai đoạn năm 259 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên.
Các chuyên gia nhận định đây là một phát hiện quan trọng mang tính đột phá. Đây là bằng chứng về sự giao thoa giữa văn minh phương Tây với Trung Quốc.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cho rằng, hàng ngàn bức tượng đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng có thể đã được tạo ra dưới sự hướng dẫn của các nhà điêu khắc phương Tây cũng như chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn minh Hy Lạp cổ đại.
Trước thời Tần Thủy Hoàng, người dân Trung Quốc không có truyền thống làm tượng có kích thước tương đương người thật.
Từ những bằng chứng về sự xuất hiện của người phương Tây dưới thời Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia nhận định đội quân đất nung được lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp thời cổ đại.
Giáo sư Lukas Nickel, Chủ tịch bảo tàng Mỹ thuật châu Á thuộc Đại học Vienna tin rằng, tượng đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng chịu ảnh hưởng từ sự xuất hiện của những bức tượng Hy Lạp ở Trung Á sau thời kỳ của Alexander Đại đế.
“Tôi cho rằng, các nhà điêu khắc Hy Lạp có thể đã đến đây để hướng dẫn các nghệ nhân, thợ thủ công ở Trung Quốc thời phong kiến trong việc tạc tượng”, giáo sư Nickel cho hay.
Mời độc giả xem video: Hé lộ lý do khoan hơn 40.000 lỗ trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nguồn: Kienthucnet.