Được xây dựng từ năm 1861, nhà hát opera thành phố Vienna là biểu tượng của nước Áo. Trong Chiến tranh thế giới 2, nước Áo cũng như nhiều quốc gia khác bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản khi hứng chịu nhiều trận "mưa bom bão đạn" khủng khiếp.Trong số những trận bom trút xuống thành phố Vienna, đáng chú ý là sự kiện diễn ra vào ngày 12/3/1945. Vào ngày hôm ấy, thành phố Vienna bị đánh bom dữ dội. Nhiều tòa nhà ở thành phố này bị san phẳng hoặc thiệt hại nghiêm trọng.Nhà hát opera thành phố Vienna, điện Philippshof nằm đối diện nhà hát cũng bị nhấn chìm trong biển lửa do trúng bom.Khi xảy ra ném bom, nhiều người dân Vienna chạy xuống hầm trú ẩn bên dưới nhà hát opera thành phố Vienna và điện Philippshof.Tuy nhiên, ngay cả khi xuống được hầm tránh bom thì người dân cũng không được an toàn. Nguyên nhân là bởi hầm trú ẩn cũng phát nổ và đổ sập.Vợ của Rudolf Seidemann là một trong những người may mắn sống sót trong vụ ném bom kinh hoàng ở thành phố Vienna nhớ lại rằng có ít nhất 300 người trú bom với bà.Tuy nhiên, chỉ khoảng 1/10 trong số 300 người có mặt trong hầm trú bom với bà Seidemann có thể kịp thời thoát ra ngoài.Những người còn lại bị chôn vùi trong đống đổ nát của nhà hát opera thành phố Vienna cũng như điện Philippshof. Nhiều thi thể nạn nhân không được tìm thấy và mãi chôn vùi dưới lớp đất đá.Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, chính quyền Vienna cho xây dựng một nhà hát mới.Người ta cho rằng, linh hồn những nạn nhân thiệt mạng trong trận ném bom kinh hoàng năm 1945 vẫn lẩn khuất và ám ảnh nhà hát opera thành phố Vienna cho tới ngày nay.
Mời quý độc giả xem video: Nhà hát Opera Sydney kỉ niệm 40 năm khánh thành (nguồn: VTC14)
Được xây dựng từ năm 1861, nhà hát opera thành phố Vienna là biểu tượng của nước Áo. Trong Chiến tranh thế giới 2, nước Áo cũng như nhiều quốc gia khác bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản khi hứng chịu nhiều trận "mưa bom bão đạn" khủng khiếp.
Trong số những trận bom trút xuống thành phố Vienna, đáng chú ý là sự kiện diễn ra vào ngày 12/3/1945. Vào ngày hôm ấy, thành phố Vienna bị đánh bom dữ dội. Nhiều tòa nhà ở thành phố này bị san phẳng hoặc thiệt hại nghiêm trọng.
Nhà hát opera thành phố Vienna, điện Philippshof nằm đối diện nhà hát cũng bị nhấn chìm trong biển lửa do trúng bom.
Khi xảy ra ném bom, nhiều người dân Vienna chạy xuống hầm trú ẩn bên dưới nhà hát opera thành phố Vienna và điện Philippshof.
Tuy nhiên, ngay cả khi xuống được hầm tránh bom thì người dân cũng không được an toàn. Nguyên nhân là bởi hầm trú ẩn cũng phát nổ và đổ sập.
Vợ của Rudolf Seidemann là một trong những người may mắn sống sót trong vụ ném bom kinh hoàng ở thành phố Vienna nhớ lại rằng có ít nhất 300 người trú bom với bà.
Tuy nhiên, chỉ khoảng 1/10 trong số 300 người có mặt trong hầm trú bom với bà Seidemann có thể kịp thời thoát ra ngoài.
Những người còn lại bị chôn vùi trong đống đổ nát của nhà hát opera thành phố Vienna cũng như điện Philippshof. Nhiều thi thể nạn nhân không được tìm thấy và mãi chôn vùi dưới lớp đất đá.
Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, chính quyền Vienna cho xây dựng một nhà hát mới.
Người ta cho rằng, linh hồn những nạn nhân thiệt mạng trong trận ném bom kinh hoàng năm 1945 vẫn lẩn khuất và ám ảnh nhà hát opera thành phố Vienna cho tới ngày nay.
Mời quý độc giả xem video: Nhà hát Opera Sydney kỉ niệm 40 năm khánh thành (nguồn: VTC14)