Khang Hy hoàng đế là một trong những vị vua phong kiến được người Trung Quốc vô cùng sùng bái tôn là Thiên cổ nhất đế, ý chỉ hoàng đế có thành tựu xuất sắc cả về đối nội lẫn đối ngoại trong thời gian tại vị.Khi ông băng hà, triều đình đã an táng ông tại Cảnh Lăng. Tuy nhiên, lăng mộ của ông liên tục xảy ra hỏa hoạn, cả ba trận hỏa hoạn lần lượt đã thiêu rụi Cảnh Lăng. Đáng chú ý, mỗi vụ hỏa hoạn xảy ra đều vô cùng kỳ bí.1. Trận hỏa hoạn thứ nhất. Vào ngày 20/2/1905 – năm Quang Tự thứ 31, một tia sét bất ngờ giáng xuống Cảnh Lăng khiến các công trình kiến trúc tại đây bốc cháy. Trận hỏa hoạn ấy đã phá hủy Đại điện và thiêu rụi toàn bộ hệ thống cửa lăng tẩm, đặc biệt là 3 cánh cửa lưu li quý giá phía sau đại điện.“Ngọn lửa vô cùng lớn, đốt cháy Cảnh Lăng, không những cháy Long Ân điện mà đến bài vị của Khang Hy cũng chỉ còn tro bụi”. Bản tấu khiến Từ Hy Thái hậu thất kinh vì bài vị dùng để ghi lại miếu hiệu và thụy hiệu của Khang Hy, vào kỳ tế lễ hàng năm, các thành viên hoàng thất đều bái lạy bài vị này.Xét ở một góc độ nhất định, bài vị này đại diện cho Khang Hy nên một vật quan trọng như vậy mà bị thiêu rụi đã dấy lên sự nghi ngờ và kinh hãi cho triều đình nhà Thanh.Đây được coi là vụ hỏa hoạn vô cùng kỳ lạ bởi quần thể Thanh Đông Lăng có tới hơn 100 tòa kiến trúc lớn nhỏ, Cảnh Lăng của Khang Hy có vị thế quan trọng nhất nên việc quản lý và trông coi đương nhiên phải nghiêm ngặt nhất.Tuy nhiên, trong khi các lăng tẩm cấp thấp hơn không xảy ra hỏa hoạn thì Cảnh Lăng lại xảy ra sự cố.2. Quan tài tự bốc cháy. Trận hỏa hoạn thứ hai xảy ra vào năm 1945 và lần này cũng kì lạ không kém. Kì lạ ở chỗ nó không xảy ra từ mặt đất mà xảy ra ở trong tầng hầm lăng mộ, chính xác hơn là quan tài Khang Hy phun ra lửa.Vào năm 1954, Thanh Đông Lăng xuất hiện hai kẻ trộm mộ Vương Thiệu Nghĩa và Trương Tận Trung. Trước khi bị bắt, nhóm của Vương đã dẫn hơn 1000 người mang theo vũ khí tiến hành đào trộm mộ trong Thanh Đông Lăng.Trong quá trình thẩm vấn, Vương Thiệu Nghị khai rằng, khi vào trong lăng mộ, chúng phát hiện có sáu cỗ quan tài. Không chần chữ, Vương ra lệnh cho đồng bọn mở nắp cỗ quan tài lớn nhất.Không ngờ, vừa mở lớp quách ngoài và chuẩn bị cưa lớp quách tiếp theo thì ngọn lửa phía trong quan tài bùng cháy khiến tất cả kinh sợ. Có người cho rằng, lửa được phun từ quan tài Khang Hy rất có thể là một loại ám khí được thiết kế sẵn.Tuy nhiên chuyên gia Lý Dần phản bác và đưa ra một quan điểm khác. Ông cho rằng, đây có thể là lửa lân tinh hay còn được gọi là hiện tượng ma trơi, bởi quan tài của Khang Hy rất chắc chắn, kiên cố.Lửa được phát tán từ thi thể bị dồn đọng trong quan tài nên khi nhóm của Vương dùng cưa phá quan tài khiến lửa từ bên trong bén ra ngoài.3. Phá hủy hai văn bia độc nhất vô nhị. Vụ hỏa hoạn thứ ba phát sinh vào năm 1952, thiêu rụi Đại bi lầu. Đại bi lầu là nơi dựng hai tấm bia lớn ghi lại công trạng sinh thời của Khang Hy, là một trong những kiến trúc cao nhất trong Cảnh Lăng.Đáng chú ý, văn bia trong Cảnh Lăng là văn bia đầu tiên do hoàng đế ngự phê. Trước đây, những văn bia công trạng không do hoàng đế kế nhiệm soạn thảo mà do các nhà thư pháp viết nên.Chỉ có văn bia của Khang Hy do vua Ung Chính đích thân viết, đây là trường hợp duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.Thứ hai, Đại bi lầu trong Cảnh Lăng lần đầu tiên sử dụng tới hai tấm bia lớn. Những đời hoàng đế nhà Thanh trước đều chỉ dựng một tấm bia công trạng với hai ngôn ngữ Hán văn và Mãn văn nên còn được gọi là Mãn Hán hợp bích.Theo các sử gia Trung Quốc, do công trạng Khang Hy quá nhiều nên hậu thế đã dựng hẳn hai tấm bia lớn, đây cũng được coi là trường hợp đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc. Nguyên nhân gây ra vụ hỏa hoạn thứ ba sau đó đã được các chuyên gia Trung Quốc chứng thực: Do sét đánh gây nên.
Khang Hy hoàng đế là một trong những vị vua phong kiến được người Trung Quốc vô cùng sùng bái tôn là Thiên cổ nhất đế, ý chỉ hoàng đế có thành tựu xuất sắc cả về đối nội lẫn đối ngoại trong thời gian tại vị.
Khi ông băng hà, triều đình đã an táng ông tại Cảnh Lăng. Tuy nhiên, lăng mộ của ông liên tục xảy ra hỏa hoạn, cả ba trận hỏa hoạn lần lượt đã thiêu rụi Cảnh Lăng. Đáng chú ý, mỗi vụ hỏa hoạn xảy ra đều vô cùng kỳ bí.
1. Trận hỏa hoạn thứ nhất. Vào ngày 20/2/1905 – năm Quang Tự thứ 31, một tia sét bất ngờ giáng xuống Cảnh Lăng khiến các công trình kiến trúc tại đây bốc cháy. Trận hỏa hoạn ấy đã phá hủy Đại điện và thiêu rụi toàn bộ hệ thống cửa lăng tẩm, đặc biệt là 3 cánh cửa lưu li quý giá phía sau đại điện.
“Ngọn lửa vô cùng lớn, đốt cháy Cảnh Lăng, không những cháy Long Ân điện mà đến bài vị của Khang Hy cũng chỉ còn tro bụi”. Bản tấu khiến Từ Hy Thái hậu thất kinh vì bài vị dùng để ghi lại miếu hiệu và thụy hiệu của Khang Hy, vào kỳ tế lễ hàng năm, các thành viên hoàng thất đều bái lạy bài vị này.
Xét ở một góc độ nhất định, bài vị này đại diện cho Khang Hy nên một vật quan trọng như vậy mà bị thiêu rụi đã dấy lên sự nghi ngờ và kinh hãi cho triều đình nhà Thanh.
Đây được coi là vụ hỏa hoạn vô cùng kỳ lạ bởi quần thể Thanh Đông Lăng có tới hơn 100 tòa kiến trúc lớn nhỏ, Cảnh Lăng của Khang Hy có vị thế quan trọng nhất nên việc quản lý và trông coi đương nhiên phải nghiêm ngặt nhất.
Tuy nhiên, trong khi các lăng tẩm cấp thấp hơn không xảy ra hỏa hoạn thì Cảnh Lăng lại xảy ra sự cố.
2. Quan tài tự bốc cháy. Trận hỏa hoạn thứ hai xảy ra vào năm 1945 và lần này cũng kì lạ không kém. Kì lạ ở chỗ nó không xảy ra từ mặt đất mà xảy ra ở trong tầng hầm lăng mộ, chính xác hơn là quan tài Khang Hy phun ra lửa.
Vào năm 1954, Thanh Đông Lăng xuất hiện hai kẻ trộm mộ Vương Thiệu Nghĩa và Trương Tận Trung. Trước khi bị bắt, nhóm của Vương đã dẫn hơn 1000 người mang theo vũ khí tiến hành đào trộm mộ trong Thanh Đông Lăng.
Trong quá trình thẩm vấn, Vương Thiệu Nghị khai rằng, khi vào trong lăng mộ, chúng phát hiện có sáu cỗ quan tài. Không chần chữ, Vương ra lệnh cho đồng bọn mở nắp cỗ quan tài lớn nhất.
Không ngờ, vừa mở lớp quách ngoài và chuẩn bị cưa lớp quách tiếp theo thì ngọn lửa phía trong quan tài bùng cháy khiến tất cả kinh sợ. Có người cho rằng, lửa được phun từ quan tài Khang Hy rất có thể là một loại ám khí được thiết kế sẵn.
Tuy nhiên chuyên gia Lý Dần phản bác và đưa ra một quan điểm khác. Ông cho rằng, đây có thể là lửa lân tinh hay còn được gọi là hiện tượng ma trơi, bởi quan tài của Khang Hy rất chắc chắn, kiên cố.
Lửa được phát tán từ thi thể bị dồn đọng trong quan tài nên khi nhóm của Vương dùng cưa phá quan tài khiến lửa từ bên trong bén ra ngoài.
3. Phá hủy hai văn bia độc nhất vô nhị. Vụ hỏa hoạn thứ ba phát sinh vào năm 1952, thiêu rụi Đại bi lầu. Đại bi lầu là nơi dựng hai tấm bia lớn ghi lại công trạng sinh thời của Khang Hy, là một trong những kiến trúc cao nhất trong Cảnh Lăng.
Đáng chú ý, văn bia trong Cảnh Lăng là văn bia đầu tiên do hoàng đế ngự phê. Trước đây, những văn bia công trạng không do hoàng đế kế nhiệm soạn thảo mà do các nhà thư pháp viết nên.
Chỉ có văn bia của Khang Hy do vua Ung Chính đích thân viết, đây là trường hợp duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Thứ hai, Đại bi lầu trong Cảnh Lăng lần đầu tiên sử dụng tới hai tấm bia lớn. Những đời hoàng đế nhà Thanh trước đều chỉ dựng một tấm bia công trạng với hai ngôn ngữ Hán văn và Mãn văn nên còn được gọi là Mãn Hán hợp bích.
Theo các sử gia Trung Quốc, do công trạng Khang Hy quá nhiều nên hậu thế đã dựng hẳn hai tấm bia lớn, đây cũng được coi là trường hợp đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc. Nguyên nhân gây ra vụ hỏa hoạn thứ ba sau đó đã được các chuyên gia Trung Quốc chứng thực: Do sét đánh gây nên.