Nằm trên con đường Hạnh Phúc thuộc cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), đèo Mã Pì Lèng được coi là con đèo hùng vĩ và hiểm trở bậc nhất ở Việt Nam. Phía sau cung đường đèo mê hoặc lòng người này là một câu chuyện lịch sử cảm động về việc xây dựng đèo.Ngược dòng lịch sử, đường Hạnh Phúc được xây dựng bởi 1300 thanh niên xung phong cùng hơn 1000 dân công thuộc 16 dân tộc. Khởi công từ ngày 29/3/1959, con đường hoàn thành ngày 15/6/1965 sau 6 năm dày công đục đẽo mà không có sự hỗ trợ của máy móc.Chỉ riêng đoạn đèo qua đỉnh Mã Pì Lèng, 17 thanh niên trong đội cảm tử mất ròng rã 11 tháng mới làm xong. Gọi là cảm tử bởi họ phải treo mình trên vách núi, lấn từng phân một để mở đường.Để thể hiện lòng quyết tâm và tinh thần đối diện với hiểm nguy của mình, các công nhân trẻ tuổi đã đặt tại lán của mình 10 chiếc quan tài và truy điệu sống trong từng ngày làm việc.Mỗi buổi sáng, các thành viên của đội cảm tử đều hô to “quyết thắng” để thể hiện lòng quyết tâm sau đó vác choòng khoan, búa, thuốc nổ rồi trèo lên vách núi, treo mình giữa lưng chừng núi, tỉ mẩn làm việc...Sau khi hoàn thành, đèo Mã Pì Lèng đã kết nối chốn thâm sơn cùng cốc bậc nhất Việt Nam với phần còn lại của đất nước, làm đổi thay cuộc sống của hàng vạn đồng bào các dân tộc anh em ở nơi đây.Cung đường ban đầu chỉ rộng đủ cho người đi bộ và đi xe ngựa thồ, sau đó được mở rộng thêm cho ô tô nhưng vẫn nguy hiểm bởi những đoạn cua uốn lượn và trên đường đầy những cục đá hộc lổn nhổn.Sau nhiều lần tu sửa, đường đèo đã trở nên dễ đi hơn rất nhiều và trở thành một cung đường làm mê hoặc trái tim các “phượt thủ” đến từ mọi miền đất nước.Với những khúc cua “thót tim” và cảnh quan hùng vĩ, ngày nay Mã Pì Lèng được mệnh danh là “Vua của các con đèo” ở Việt Nam, đồng thời cũng là một trong “tứ đại đỉnh đèo” ở miền núi phía bắc, cùng với đèo Pha Đin, đèo Ô Quy Hồ và đèo Khau Phạ.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm trên con đường Hạnh Phúc thuộc cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), đèo Mã Pì Lèng được coi là con đèo hùng vĩ và hiểm trở bậc nhất ở Việt Nam. Phía sau cung đường đèo mê hoặc lòng người này là một câu chuyện lịch sử cảm động về việc xây dựng đèo.
Ngược dòng lịch sử, đường Hạnh Phúc được xây dựng bởi 1300 thanh niên xung phong cùng hơn 1000 dân công thuộc 16 dân tộc. Khởi công từ ngày 29/3/1959, con đường hoàn thành ngày 15/6/1965 sau 6 năm dày công đục đẽo mà không có sự hỗ trợ của máy móc.
Chỉ riêng đoạn đèo qua đỉnh Mã Pì Lèng, 17 thanh niên trong đội cảm tử mất ròng rã 11 tháng mới làm xong. Gọi là cảm tử bởi họ phải treo mình trên vách núi, lấn từng phân một để mở đường.
Để thể hiện lòng quyết tâm và tinh thần đối diện với hiểm nguy của mình, các công nhân trẻ tuổi đã đặt tại lán của mình 10 chiếc quan tài và truy điệu sống trong từng ngày làm việc.
Mỗi buổi sáng, các thành viên của đội cảm tử đều hô to “quyết thắng” để thể hiện lòng quyết tâm sau đó vác choòng khoan, búa, thuốc nổ rồi trèo lên vách núi, treo mình giữa lưng chừng núi, tỉ mẩn làm việc...
Sau khi hoàn thành, đèo Mã Pì Lèng đã kết nối chốn thâm sơn cùng cốc bậc nhất Việt Nam với phần còn lại của đất nước, làm đổi thay cuộc sống của hàng vạn đồng bào các dân tộc anh em ở nơi đây.
Cung đường ban đầu chỉ rộng đủ cho người đi bộ và đi xe ngựa thồ, sau đó được mở rộng thêm cho ô tô nhưng vẫn nguy hiểm bởi những đoạn cua uốn lượn và trên đường đầy những cục đá hộc lổn nhổn.
Sau nhiều lần tu sửa, đường đèo đã trở nên dễ đi hơn rất nhiều và trở thành một cung đường làm mê hoặc trái tim các “phượt thủ” đến từ mọi miền đất nước.
Với những khúc cua “thót tim” và cảnh quan hùng vĩ, ngày nay Mã Pì Lèng được mệnh danh là “Vua của các con đèo” ở Việt Nam, đồng thời cũng là một trong “tứ đại đỉnh đèo” ở miền núi phía bắc, cùng với đèo Pha Đin, đèo Ô Quy Hồ và đèo Khau Phạ.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.