Núi Athos ở Hy Lạp là một trong những vùng đất "thiêng" cấm phụ nữ tới được nhiều người biết đến. Không những vậy, ngọn núi linh thiêng này còn cấm động vật giống cái. Chỉ những loài chim và côn trùng mới trở thành ngoại lệ.Theo các nhà nghiên cứu, núi Athos trở thành thế giới riêng của các nam tu sĩ từ những năm 800 sau Công nguyên dưới thời đế chế Byzatine. Trong suốt hơn 1.000 năm qua, phụ nữ chưa từng đặt chân lên núi.Sở dĩ núi Athos cấm phụ nữ được cho là vì vùng đất linh thiêng này là nơi những tu sĩ tu hành và ở gần với Chúa hơn, Vì vậy, họ cần phải tuân thủ cuộc sống độc thân nghiêm ngặt. Phụ nữ bị cho là nguyên nhân khiến các tu sĩ trở nên xao lãng và cản trở sự giác ngộ tâm linh.Người phụ nữ duy nhất được chấp nhận ở núi Athos là Đức mẹ đồng trinh Mary. Truyền thuyết kể rằng, Đức mẹ từng dừng chân trên núi Athos để tránh một cơn bão. Sau đó, Đức mẹ truyền lại những giáo lý đạo Thiên Chúa cho người dân sinh sống trên đảo.Dù có quy định nghiêm ngặt trong việc cấm phụ nữ nên núi Athos nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Phụ nữ và trẻ em có thể đến nơi đây khi xảy ra chiến tranh hay dịch bệnh. Điển hình là vào năm 1347, Nữ hoàng Serbia Jelena Kantakuzin lánh nạn tại núi thánh khi xảy ra bệnh dịch.Tương tự như núi Athos, núi Omine ở quận Nara (còn được biết đến với tên gọi đỉnh Sanjo) ở Nhật Bản cũng cấm phụ nữ. Ngọn núi này thuộc danh mục những địa danh linh thiêng nổi tiếng xứ sở hoa anh đào. Theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ không được phép lên đỉnh núi Omine - nơi có đền Ominesanji với lý do họ sẽ “gây phân tâm” cho các vị sư khi tu hành.Núi Omine là di sản thế giới được UNESCO công nhận. Chính vì vậy, người dân Nhật Bản tuân thủ các quy định ở địa danh linh thiêng này.Đền thờ Hồi giáo Haji Ali Dargah ở Mumbai, Ấn Độ là một trong những địa điểm linh thiêng trong tôn giáo nước này. Nơi đây cũng cấm phụ nữ đặt chân đến.Nguyên do là bởi trong đạo Hồi, phụ nữ không được phép tới gần mộ của các vị thánh.Dù nhiều phụ nữ lên tiếng, thậm chí biểu tình nhưng lệnh cấm phụ nữ vào đền thờ Hồi giáo Haji Ali Dargah vẫn được áp dụng suốt nhiều thập kỷ qua. Mời độc giả xem video: Chính trị gia áp đảo trong danh sách Phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Nguồn: THDT.
Núi Athos ở Hy Lạp là một trong những vùng đất "thiêng" cấm phụ nữ tới được nhiều người biết đến. Không những vậy, ngọn núi linh thiêng này còn cấm động vật giống cái. Chỉ những loài chim và côn trùng mới trở thành ngoại lệ.
Theo các nhà nghiên cứu, núi Athos trở thành thế giới riêng của các nam tu sĩ từ những năm 800 sau Công nguyên dưới thời đế chế Byzatine. Trong suốt hơn 1.000 năm qua, phụ nữ chưa từng đặt chân lên núi.
Sở dĩ núi Athos cấm phụ nữ được cho là vì vùng đất linh thiêng này là nơi những tu sĩ tu hành và ở gần với Chúa hơn, Vì vậy, họ cần phải tuân thủ cuộc sống độc thân nghiêm ngặt. Phụ nữ bị cho là nguyên nhân khiến các tu sĩ trở nên xao lãng và cản trở sự giác ngộ tâm linh.
Người phụ nữ duy nhất được chấp nhận ở núi Athos là Đức mẹ đồng trinh Mary. Truyền thuyết kể rằng, Đức mẹ từng dừng chân trên núi Athos để tránh một cơn bão. Sau đó, Đức mẹ truyền lại những giáo lý đạo Thiên Chúa cho người dân sinh sống trên đảo.
Dù có quy định nghiêm ngặt trong việc cấm phụ nữ nên núi Athos nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Phụ nữ và trẻ em có thể đến nơi đây khi xảy ra chiến tranh hay dịch bệnh. Điển hình là vào năm 1347, Nữ hoàng Serbia Jelena Kantakuzin lánh nạn tại núi thánh khi xảy ra bệnh dịch.
Tương tự như núi Athos, núi Omine ở quận Nara (còn được biết đến với tên gọi đỉnh Sanjo) ở Nhật Bản cũng cấm phụ nữ. Ngọn núi này thuộc danh mục những địa danh linh thiêng nổi tiếng xứ sở hoa anh đào. Theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ không được phép lên đỉnh núi Omine - nơi có đền Ominesanji với lý do họ sẽ “gây phân tâm” cho các vị sư khi tu hành.
Núi Omine là di sản thế giới được UNESCO công nhận. Chính vì vậy, người dân Nhật Bản tuân thủ các quy định ở địa danh linh thiêng này.
Đền thờ Hồi giáo Haji Ali Dargah ở Mumbai, Ấn Độ là một trong những địa điểm linh thiêng trong tôn giáo nước này. Nơi đây cũng cấm phụ nữ đặt chân đến.
Nguyên do là bởi trong đạo Hồi, phụ nữ không được phép tới gần mộ của các vị thánh.
Dù nhiều phụ nữ lên tiếng, thậm chí biểu tình nhưng lệnh cấm phụ nữ vào đền thờ Hồi giáo Haji Ali Dargah vẫn được áp dụng suốt nhiều thập kỷ qua.
Mời độc giả xem video: Chính trị gia áp đảo trong danh sách Phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Nguồn: THDT.