Từ nhiều đời nay, 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội luôn được coi là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của Việt Nam.Đây cũng bảo vật quốc gia của Việt Nam và Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO.Theo các tư liệu lịch sử bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780). 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi (1442- 1779), trên đó khắc tên 1307 lượt Tiến sĩ thi đỗ trong các kỳ thi tuyển tiến sĩ triều Lê và Mạc.Việc dựng bia được tập trung vào 3 đợt chính: Đợt 1 năm 1484, dựng 10 bia, từ khoa thi năm 1442 đến năm 1484. Đợt 2 năm 1653, dựng 25 bia, từ khoa thi năm 1554 đến năm 1652. Đợt 3 năm 1717, dựng 21 bia, từ khoa thi năm 1656 đến năm 1712.Các tấm bia đều được tạo bằng một loại đá xanh khai thác từ núi An Thạch, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, kích thước không đều nhau cùng đặt trên lưng rùa.Trên mỗi tấm bia Tiến sĩ đều có khắc các bài văn bia (bài ký) bằng chữ Hán chứa đựng rất nhiều thông tin lịch sử.Một bài văn bia thường gồm: Dòng tiêu đề của khoa thi năm tổ chức khoa thi, ca ngợi triều vua đang trị vì, tên các vị quan tham gia tổ chức khoa thi như Đề điệu, Giám thí, Độc quyển, Đằng lục..; cách thức tổ chức thi; họ tên và quê quán của những người thi đỗ; tên nhóm người tham gia dựng bia.Không chỉ mang giá trị lịch sử, 82 tấm bia Tiến sĩ còn là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc với phong cách điêu khắc, trang trí phong phú. Điều này thể hiện trên bia ở các phần trán bia, diềm bia và rùa đội bia.Trán bia trang trí mỹ thuật, ngoài đề tài chính là “lưỡng long chầu nguyệt”, còn một số chủ đề khác rất đặc sắc và đa dạng như: phượng hoàng, long mã - những linh vật quen thuộc trong đời sống tâm linh của người Việt.Diềm bia như một thế giới sống động với rất nhiều hoa lá, chim muông, thậm chí có cả hình ảnh người nông dân, hình những viên quan... được các nghệ nhân thể hiện rất có hồn.Rùa thì không cùng một kiểu dáng. Ở những bia có niên đại sớm, rùa được tạc dáng bẹt, trơn nhẵn từ các khối vuông góc cạnh, có con thì được tạc kiểu cổ rụt, đầu chếch hoặc bằng ngang mặt bẹt, mắt tròn nhỏ...Những bia sau này, rùa còn có các tấm mai hình lục giác trên lưng, mai cong và có một gờ nhỏ chạy dọc sống lưng, cách tạo hình mềm mại và sinh động hơn.Trong suốt nhiều năm, do quan niệm "sờ đầu rùa sẽ mang lại may mắn trong thi cử", nhiều đầu rùa của các bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã bị các sĩ tử sờ đến nhẵn thín qua các mùa thi.Những năm gần đây, để bảo vệ bia không bị xâm hại, một hệ thống rào chắn đã được dựng cùng hoạt động tuyên truyền giáo dục được đẩy mạnh, khiến cho tình trạng "sờ đầu rùa" giảm hẳn.Ngoại trừ một số ít trường hợp vô ý thức, ngày nay phần lớn sĩ tử đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám trước mỗi kỳ thi chỉ vái vọng bia Tiến sĩ từ bên ngoài hàng rào. (Bài viết có sử dụng tư liệu của Cục Di sản Văn hóa).
Từ nhiều đời nay, 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội luôn được coi là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của Việt Nam.
Đây cũng bảo vật quốc gia của Việt Nam và Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO.
Theo các tư liệu lịch sử bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780). 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi (1442- 1779), trên đó khắc tên 1307 lượt Tiến sĩ thi đỗ trong các kỳ thi tuyển tiến sĩ triều Lê và Mạc.
Việc dựng bia được tập trung vào 3 đợt chính: Đợt 1 năm 1484, dựng 10 bia, từ khoa thi năm 1442 đến năm 1484. Đợt 2 năm 1653, dựng 25 bia, từ khoa thi năm 1554 đến năm 1652. Đợt 3 năm 1717, dựng 21 bia, từ khoa thi năm 1656 đến năm 1712.
Các tấm bia đều được tạo bằng một loại đá xanh khai thác từ núi An Thạch, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, kích thước không đều nhau cùng đặt trên lưng rùa.
Trên mỗi tấm bia Tiến sĩ đều có khắc các bài văn bia (bài ký) bằng chữ Hán chứa đựng rất nhiều thông tin lịch sử.
Một bài văn bia thường gồm: Dòng tiêu đề của khoa thi năm tổ chức khoa thi, ca ngợi triều vua đang trị vì, tên các vị quan tham gia tổ chức khoa thi như Đề điệu, Giám thí, Độc quyển, Đằng lục..; cách thức tổ chức thi; họ tên và quê quán của những người thi đỗ; tên nhóm người tham gia dựng bia.
Không chỉ mang giá trị lịch sử, 82 tấm bia Tiến sĩ còn là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc với phong cách điêu khắc, trang trí phong phú. Điều này thể hiện trên bia ở các phần trán bia, diềm bia và rùa đội bia.
Trán bia trang trí mỹ thuật, ngoài đề tài chính là “lưỡng long chầu nguyệt”, còn một số chủ đề khác rất đặc sắc và đa dạng như: phượng hoàng, long mã - những linh vật quen thuộc trong đời sống tâm linh của người Việt.
Diềm bia như một thế giới sống động với rất nhiều hoa lá, chim muông, thậm chí có cả hình ảnh người nông dân, hình những viên quan... được các nghệ nhân thể hiện rất có hồn.
Rùa thì không cùng một kiểu dáng. Ở những bia có niên đại sớm, rùa được tạc dáng bẹt, trơn nhẵn từ các khối vuông góc cạnh, có con thì được tạc kiểu cổ rụt, đầu chếch hoặc bằng ngang mặt bẹt, mắt tròn nhỏ...
Những bia sau này, rùa còn có các tấm mai hình lục giác trên lưng, mai cong và có một gờ nhỏ chạy dọc sống lưng, cách tạo hình mềm mại và sinh động hơn.
Trong suốt nhiều năm, do quan niệm "sờ đầu rùa sẽ mang lại may mắn trong thi cử", nhiều đầu rùa của các bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã bị các sĩ tử sờ đến nhẵn thín qua các mùa thi.
Những năm gần đây, để bảo vệ bia không bị xâm hại, một hệ thống rào chắn đã được dựng cùng hoạt động tuyên truyền giáo dục được đẩy mạnh, khiến cho tình trạng "sờ đầu rùa" giảm hẳn.
Ngoại trừ một số ít trường hợp vô ý thức, ngày nay phần lớn sĩ tử đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám trước mỗi kỳ thi chỉ vái vọng bia Tiến sĩ từ bên ngoài hàng rào. (Bài viết có sử dụng tư liệu của Cục Di sản Văn hóa).