Nếu ngày nay sĩ tử dùng cặp sách, ba lô để đựng những dụng cụ tối quan trọng khi đi thi thì sĩ tử ngày xưa dùng hộp đựng sách. Ảnh trong bài: Loạt hiện vật của thời nhà Nguyễn được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.Những chiếc hộp đựng sách này thường được đóng bằng gỗ, có khóa và cánh cửa giống như một chiếc tủ nhỏ, có thể có quai xách hoặc không.Không chỉ dùng để chứa đồ, hộp đựng sách cũng là một vật dụng thể hiện gia cảnh của sĩ tử.Những sĩ tử xuất thân từ gia đình giàu có, quyền thế sẽ dùng hộp đóng từ gỗ tốt, sơn son thiếp vàng cầu kỳ, trong khi sĩ tử nhà nghèo chỉ mang những chiếc hộp đơn sơ."Tài liệu ôn thi" của sĩ tử xưa là các loại sách khác nhau được in ấn thủ công. Với số lượng có thể lên đền hàng chục quyển, đây là vật dụng chiếm khối lượng lớn nhất trong hành trang đến trường thi của sĩ tử.Nội dung các cuốn sách này là các thể loại kinh, văn sách, thi phú, văn tứ lục... mà sĩ tử phải nắm tường tận mới có thể làm bài thi một cách suôn sẻ.Trong các dụng cụ giúp sĩ tử làm bài thi, phải kể đến đầu tiên là bút lông, nghiên mực và thỏi mực tàu.Sĩ tử xưa khi làm bài sẽ phải tự tay mài mực trên nghiên và dùng bút lông viết bài trên giấy dó mình mang theo.Khi đi thi, giấy viết được sĩ tử cuộn lại và đựng trong ống quyển, là một ống dài làm bằng gỗ có nắp đậy, chống được nước.Ống quyển có thể chỉ là ống tre đơn giản, cũng có khi được chế tác cầu kỳ, tùy thuộc vào gia cảnh của sĩ tử.Một vật dụng khác không thể thiếu khi đi thi của sĩ tử xưa là ống đựng bút.Khi làm bài thi, ống sẽ được sử dụng để đựng các loại bút lông có độ to nhỏ, thanh mảnh khác nhau dùng cho nhiều kiểu chữ viết.
Nếu ngày nay sĩ tử dùng cặp sách, ba lô để đựng những dụng cụ tối quan trọng khi đi thi thì sĩ tử ngày xưa dùng hộp đựng sách. Ảnh trong bài: Loạt hiện vật của thời nhà Nguyễn được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Những chiếc hộp đựng sách này thường được đóng bằng gỗ, có khóa và cánh cửa giống như một chiếc tủ nhỏ, có thể có quai xách hoặc không.
Không chỉ dùng để chứa đồ, hộp đựng sách cũng là một vật dụng thể hiện gia cảnh của sĩ tử.
Những sĩ tử xuất thân từ gia đình giàu có, quyền thế sẽ dùng hộp đóng từ gỗ tốt, sơn son thiếp vàng cầu kỳ, trong khi sĩ tử nhà nghèo chỉ mang những chiếc hộp đơn sơ.
"Tài liệu ôn thi" của sĩ tử xưa là các loại sách khác nhau được in ấn thủ công. Với số lượng có thể lên đền hàng chục quyển, đây là vật dụng chiếm khối lượng lớn nhất trong hành trang đến trường thi của sĩ tử.
Nội dung các cuốn sách này là các thể loại kinh, văn sách, thi phú, văn tứ lục... mà sĩ tử phải nắm tường tận mới có thể làm bài thi một cách suôn sẻ.
Trong các dụng cụ giúp sĩ tử làm bài thi, phải kể đến đầu tiên là bút lông, nghiên mực và thỏi mực tàu.
Sĩ tử xưa khi làm bài sẽ phải tự tay mài mực trên nghiên và dùng bút lông viết bài trên giấy dó mình mang theo.
Khi đi thi, giấy viết được sĩ tử cuộn lại và đựng trong ống quyển, là một ống dài làm bằng gỗ có nắp đậy, chống được nước.
Ống quyển có thể chỉ là ống tre đơn giản, cũng có khi được chế tác cầu kỳ, tùy thuộc vào gia cảnh của sĩ tử.
Một vật dụng khác không thể thiếu khi đi thi của sĩ tử xưa là ống đựng bút.
Khi làm bài thi, ống sẽ được sử dụng để đựng các loại bút lông có độ to nhỏ, thanh mảnh khác nhau dùng cho nhiều kiểu chữ viết.