Nằm trong khuôn viên Viện Pasteur, số 4 Trần Phú, Bảo tàng Yersin là một điểm đến thú vị dành cho du khách ở thành phố biển Nha Trang.Khu vực trưng bày của bảo tàng có diện tích khoảng 100m2, quy tụ hàng nghìn hiện vật gắn với sự nghiệp của bác sĩ - nhà khoa học thiên tài Alexandre Yersin (1863-1943) khi ông sinh sống và làm việc ở Việt Nam.Nổi bật trong bộ sưu tập này là các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học của Yersin, như chiếc phong vũ biểu với biểu đồ tự ghi trong ảnh.Chiếc đồng hồ chính xác "bậc nhất quả đất" từng được Yersin sử dụng.Ấn tượng hơn cả là chiếc kính thiên văn đồ sộ nằm ở một góc phòng.Những vật dụng lạ mắt trong chiếc tủ chứa thiết bị khoa học.Ngoài ra, bảo tàng còn lưu giữ hàng ngàn cuốn sách trong tủ sách của Yersin, trong đó có nhiều tác phẩm văn học thuộc nhiều thể loại của các tác giả nổi tiếng trên thế giới.Bên cạnh đó là hàng trăm bản chép tay của bác sĩ Yersin, từ nhật ký hành trình đến các thư từ gửi cho bạn bè, người thân.Không gian sống của nhà khoa học lỗi lạc được tái hiện ở gian giữa bảo tàng.Thông qua hệ thống hiện vật được trưng bày, có thể cảm nhận được Yersin vừa là một nhà bác học thông thái rất nhiều lĩnh vực, vừa là một con người có lối sống giản dị, thanh bạch.Ngược dòng lịch sử, tháng 7/1891, chàng thanh niên người Pháp 28 tuổi Alexandre Yersin đặt bước chân đầu tiên lên bờ biển Nha Trang.Vào năm 1894, sau khi tìm ra vi khuẩn bệnh dịch hạch tại Hồng Kông, Yersin trở lại Việt Nam và quyết định ở lại đây cho đến cuối đời.Chỉ với vài con ngựa nuôi thí nghiệm, Yersin đã trở thành người đầu tiên chế tạo ra huyết thanh đặc hiệu chống lại dịch hạch - một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất thời điểm đó.Đây là nền móng để Viện Pasteur Nha Trang và Trại chăn nuôi Suối Dầu được xây dựng vào năm 1895-1896 nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu điều chế các loại vacxin và huyết thanh cho người và gia súc.Alexandre Yersin mất ngày 1/3/1943 tại Nha Trang. Để ghi nhớ công lao của Yersin, Viện bảo tàng mang tên ông đã được lập trong khuôn viên viện Pasteur.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm trong khuôn viên Viện Pasteur, số 4 Trần Phú, Bảo tàng Yersin là một điểm đến thú vị dành cho du khách ở thành phố biển Nha Trang.
Khu vực trưng bày của bảo tàng có diện tích khoảng 100m2, quy tụ hàng nghìn hiện vật gắn với sự nghiệp của bác sĩ - nhà khoa học thiên tài Alexandre Yersin (1863-1943) khi ông sinh sống và làm việc ở Việt Nam.
Nổi bật trong bộ sưu tập này là các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học của Yersin, như chiếc phong vũ biểu với biểu đồ tự ghi trong ảnh.
Chiếc đồng hồ chính xác "bậc nhất quả đất" từng được Yersin sử dụng.
Ấn tượng hơn cả là chiếc kính thiên văn đồ sộ nằm ở một góc phòng.
Những vật dụng lạ mắt trong chiếc tủ chứa thiết bị khoa học.
Ngoài ra, bảo tàng còn lưu giữ hàng ngàn cuốn sách trong tủ sách của Yersin, trong đó có nhiều tác phẩm văn học thuộc nhiều thể loại của các tác giả nổi tiếng trên thế giới.
Bên cạnh đó là hàng trăm bản chép tay của bác sĩ Yersin, từ nhật ký hành trình đến các thư từ gửi cho bạn bè, người thân.
Không gian sống của nhà khoa học lỗi lạc được tái hiện ở gian giữa bảo tàng.
Thông qua hệ thống hiện vật được trưng bày, có thể cảm nhận được Yersin vừa là một nhà bác học thông thái rất nhiều lĩnh vực, vừa là một con người có lối sống giản dị, thanh bạch.
Ngược dòng lịch sử, tháng 7/1891, chàng thanh niên người Pháp 28 tuổi Alexandre Yersin đặt bước chân đầu tiên lên bờ biển Nha Trang.
Vào năm 1894, sau khi tìm ra vi khuẩn bệnh dịch hạch tại Hồng Kông, Yersin trở lại Việt Nam và quyết định ở lại đây cho đến cuối đời.
Chỉ với vài con ngựa nuôi thí nghiệm, Yersin đã trở thành người đầu tiên chế tạo ra huyết thanh đặc hiệu chống lại dịch hạch - một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất thời điểm đó.
Đây là nền móng để Viện Pasteur Nha Trang và Trại chăn nuôi Suối Dầu được xây dựng vào năm 1895-1896 nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu điều chế các loại vacxin và huyết thanh cho người và gia súc.
Alexandre Yersin mất ngày 1/3/1943 tại Nha Trang. Để ghi nhớ công lao của Yersin, Viện bảo tàng mang tên ông đã được lập trong khuôn viên viện Pasteur.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.