Tọa lạc tại số 2 Lê Duẩn, quận 1, TP HCM, Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh là nơi quy tụ nhiều hiện vật, tư liệu quý giá về công cuộc giải phóng miền Nam năm 1975.Toàn bộ phần trưng bày của bảo tàng chia làm hai khu vực: Trưng bày ngoài trời và trưng bày trong nhà. Khu nhà trưng bày của bảo tàng có hai tầng, có không gian rộng rãi và sáng sủa.Điểm nhấn ở nhà trưng bày là một sa bàn lớn có diện tích 60m2, được đặt ở tầng 1.Sa bàn sử dụng thiết bị điện tử hiện đại, lồng các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, kết hợp với màn hình video diễn tả toàn bộ tiến trình Chiến dịch Hồ Chí Minh một cách trực quan.Các khu vực trưng bày của bảo tàng được bố trí khoa học, mạch lạc và hấp dẫn, với gần 500 hiện vật gốc được trưng bày thường xuyên, cùng nhiều tài liệu khoa học phụ, tranh tượng minh họa.Đa phần hiện vật là các loại vũ khí, vật dụng, tài liệu phục vụ cho hoạt động chiến đấu của quân và dân ta trong công cuộc giải phóng miền Nam năm 1975. Ảnh: Hỏa tiễn 12 nòng được sử dụng trong trận tấn công giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột sáng 10/3/1975.Sổ trực ban Chiến dịch Hồ Chí Minh, trong đó các trợ lý tác chiến ghi tóm tắt diễn biến tình hình chiến dịch từ ngày 25/4 - 1/5/1975.Bảo tàng có một khu vực riêng để trưng bày các hiện vật thu được từ quân đội của chế độ cũ. Ảnh: Tấm biển tên Bộ Quốc Phòng của chế độ Sài Gòn được hạ xuống sau ngày Sài Gòn giải phóng.Một nội dung trưng bày quan trọng khác của bảo tàng là hàng trăm ảnh tư liệu quý giá được thực hiện trên các mặt trận ở miền Nam năm 1975.Bên cạnh các hiện vật và hình ảnh tư liệu, có nhiều mô hình tái hiện lại khung cảnh lịch sử một cách sinh động. Ảnh: Mô hình các đồng chí trong Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh và nghe Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện lúc 11h30 ngày 30/4/1975.Mô hình chiến sĩ Giải phóng miền Đông Nam Bộ sử dụng xe Honda 90 để chuyển công văn, mệnh lệnh chiến đấu từ Bộ chỉ huy Miền đến các đơn vị trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ.Khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh rộng 2.000 mét vuông, là nơi trưng bày các loại khí tài sử dụng trong chiến dịch giải phóng miền Nam và một số vũ khí chiến lợi phẩm. Ảnh: Xe tăng T-54 số hiệu 848 từng tham gia đột kích Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.Một số loại xe cơ giới được sử dụng trong chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Tượng đài Chiến thắng 30/4/1975 trong khuôn viên bảo tàng.Mời quý độc giả xem clip: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Tọa lạc tại số 2 Lê Duẩn, quận 1, TP HCM, Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh là nơi quy tụ nhiều hiện vật, tư liệu quý giá về công cuộc giải phóng miền Nam năm 1975.
Toàn bộ phần trưng bày của bảo tàng chia làm hai khu vực: Trưng bày ngoài trời và trưng bày trong nhà. Khu nhà trưng bày của bảo tàng có hai tầng, có không gian rộng rãi và sáng sủa.
Điểm nhấn ở nhà trưng bày là một sa bàn lớn có diện tích 60m2, được đặt ở tầng 1.
Sa bàn sử dụng thiết bị điện tử hiện đại, lồng các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, kết hợp với màn hình video diễn tả toàn bộ tiến trình Chiến dịch Hồ Chí Minh một cách trực quan.
Các khu vực trưng bày của bảo tàng được bố trí khoa học, mạch lạc và hấp dẫn, với gần 500 hiện vật gốc được trưng bày thường xuyên, cùng nhiều tài liệu khoa học phụ, tranh tượng minh họa.
Đa phần hiện vật là các loại vũ khí, vật dụng, tài liệu phục vụ cho hoạt động chiến đấu của quân và dân ta trong công cuộc giải phóng miền Nam năm 1975. Ảnh: Hỏa tiễn 12 nòng được sử dụng trong trận tấn công giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột sáng 10/3/1975.
Sổ trực ban Chiến dịch Hồ Chí Minh, trong đó các trợ lý tác chiến ghi tóm tắt diễn biến tình hình chiến dịch từ ngày 25/4 - 1/5/1975.
Bảo tàng có một khu vực riêng để trưng bày các hiện vật thu được từ quân đội của chế độ cũ. Ảnh: Tấm biển tên Bộ Quốc Phòng của chế độ Sài Gòn được hạ xuống sau ngày Sài Gòn giải phóng.
Một nội dung trưng bày quan trọng khác của bảo tàng là hàng trăm ảnh tư liệu quý giá được thực hiện trên các mặt trận ở miền Nam năm 1975.
Bên cạnh các hiện vật và hình ảnh tư liệu, có nhiều mô hình tái hiện lại khung cảnh lịch sử một cách sinh động. Ảnh: Mô hình các đồng chí trong Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh và nghe Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện lúc 11h30 ngày 30/4/1975.
Mô hình chiến sĩ Giải phóng miền Đông Nam Bộ sử dụng xe Honda 90 để chuyển công văn, mệnh lệnh chiến đấu từ Bộ chỉ huy Miền đến các đơn vị trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ.
Khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh rộng 2.000 mét vuông, là nơi trưng bày các loại khí tài sử dụng trong chiến dịch giải phóng miền Nam và một số vũ khí chiến lợi phẩm. Ảnh: Xe tăng T-54 số hiệu 848 từng tham gia đột kích Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.
Một số loại xe cơ giới được sử dụng trong chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tượng đài Chiến thắng 30/4/1975 trong khuôn viên bảo tàng.
Mời quý độc giả xem clip: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.