Tham quan Hòa Thân là đại thần dưới thời vua Càn Long. Do được hoàng đế tin tưởng, trọng dụng, Hòa Thân liên tục thăng quan tiến chức và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình.Nhờ vậy, Hòa Thân dùng đủ mọi thủ đoạn để vơ vét tài sản, làm giàu cho bản thân như tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức... Sau khi vua Càn Long băng hà, hoàng đế Gia Khánh đăng cơ, một trong những việc làm đầu tiên của tân vương nhà Thanh là điều tra các tội danh của Hòa Thân.Khi khám xét và tịch thu tài sản trong phủ của Hòa Thân, quan viên được hoàng đế Gia Khánh cử đi phát hiện của cải của tham quan này lên tới gần 1.100 triệu lạng bạc. Số tài sản này tương đương số tiền mà quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được.Theo một số nhà nghiên cứu, sự giàu có "ngút trời" của tham quan Hòa Thân có liên quan đến 2 "bảo bối" chiêu tài, gọi lộc. Đó là con Tỳ Hưu và chữ Phúc do chính vua Càn Long viết.Cụ thể, tỳ hưu được quan niệm là "bảo bối" mang tới tài lộc, thịnh vượng cho người sở hữu. Tương truyền, Hòa Thân giấu tỳ hưu để chiêu tài trên trong một hòn giả sơn. Nó được phát hiện khi các quan viên đập vỡ khi điều tra, tịch biên tài sản của tham quan này.Theo đó, người ta phát hiện Hòa Thân sở hữu tỳ hưu lớn hơn của hoàng đế. Thêm nữa, ngọc dùng để tạc tỳ hưu của Hòa Thân là ngọc phỉ thúy quý hiếm. Trong khi ấy, tỳ hưu của hoàng đế chỉ chế tác từ bạch ngọc.Đặc biệt, phần bụng và mông tỳ hưu của Hòa Thân to hơn linh vật chiêu tài của hoàng đế. Đây được cho là một trong những lý do khiến Hòa Thân giàu có hơn vua.Ngoài tỳ hưu, phủ của Hòa Thân còn có một "bảo bối" chiêu tài khác là chữ Phúc do chính vua Càn Long viết. Ông hoàng này viết chữ Phúc để tặng bà nội - Hiếu Trang thái hoàng thái hậu khi lập đàn cầu phúc. Lúc ấy, thái hậu đang bệnh nặng.Nhờ cách này, Hiếu Trang thái hoàng thái hậu khỏi bệnh và sống thọ hơn. Về sau, chữ Phúc được tạc lên bia đá. Không ai biết Hòa Thân có được chữ Phúc này bằng cách nào và từ khi nào.Hòa Thân mang tấm bia đá có khắc chữ Phúc do vua Khang Hy ngự bút làm bảo vật trấn trạch và đặt vào một cái động bí mật ở ngay trên long mạch của nhà Thanh. Vì tấm bia ấy có liên quan trực tiếp tới long mạch vương triều nên hoàng đế Gia Khánh không thể thu hồi mang về cung.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Tham quan Hòa Thân là đại thần dưới thời vua Càn Long. Do được hoàng đế tin tưởng, trọng dụng, Hòa Thân liên tục thăng quan tiến chức và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình.
Nhờ vậy, Hòa Thân dùng đủ mọi thủ đoạn để vơ vét tài sản, làm giàu cho bản thân như tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức... Sau khi vua Càn Long băng hà, hoàng đế Gia Khánh đăng cơ, một trong những việc làm đầu tiên của tân vương nhà Thanh là điều tra các tội danh của Hòa Thân.
Khi khám xét và tịch thu tài sản trong phủ của Hòa Thân, quan viên được hoàng đế Gia Khánh cử đi phát hiện của cải của tham quan này lên tới gần 1.100 triệu lạng bạc. Số tài sản này tương đương số tiền mà quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được.
Theo một số nhà nghiên cứu, sự giàu có "ngút trời" của tham quan Hòa Thân có liên quan đến 2 "bảo bối" chiêu tài, gọi lộc. Đó là con Tỳ Hưu và chữ Phúc do chính vua Càn Long viết.
Cụ thể, tỳ hưu được quan niệm là "bảo bối" mang tới tài lộc, thịnh vượng cho người sở hữu. Tương truyền, Hòa Thân giấu tỳ hưu để chiêu tài trên trong một hòn giả sơn. Nó được phát hiện khi các quan viên đập vỡ khi điều tra, tịch biên tài sản của tham quan này.
Theo đó, người ta phát hiện Hòa Thân sở hữu tỳ hưu lớn hơn của hoàng đế. Thêm nữa, ngọc dùng để tạc tỳ hưu của Hòa Thân là ngọc phỉ thúy quý hiếm. Trong khi ấy, tỳ hưu của hoàng đế chỉ chế tác từ bạch ngọc.
Đặc biệt, phần bụng và mông tỳ hưu của Hòa Thân to hơn linh vật chiêu tài của hoàng đế. Đây được cho là một trong những lý do khiến Hòa Thân giàu có hơn vua.
Ngoài tỳ hưu, phủ của Hòa Thân còn có một "bảo bối" chiêu tài khác là chữ Phúc do chính vua Càn Long viết. Ông hoàng này viết chữ Phúc để tặng bà nội - Hiếu Trang thái hoàng thái hậu khi lập đàn cầu phúc. Lúc ấy, thái hậu đang bệnh nặng.
Nhờ cách này, Hiếu Trang thái hoàng thái hậu khỏi bệnh và sống thọ hơn. Về sau, chữ Phúc được tạc lên bia đá. Không ai biết Hòa Thân có được chữ Phúc này bằng cách nào và từ khi nào.
Hòa Thân mang tấm bia đá có khắc chữ Phúc do vua Khang Hy ngự bút làm bảo vật trấn trạch và đặt vào một cái động bí mật ở ngay trên long mạch của nhà Thanh. Vì tấm bia ấy có liên quan trực tiếp tới long mạch vương triều nên hoàng đế Gia Khánh không thể thu hồi mang về cung.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.