1. Tọa lạc tại xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ, tượng đài Mừng công được khánh thành vào tháng 3/2009, tái hiện hình ảnh Ðại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với bộ đội các binh chủng, dân công hỏa tuyến và đồng bào các dân tộc trong buổi lễ mừng Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng.Công trình được ghép từ 102 tấm đá xanh, nặng 700 tấn với chiều cao 9,8 mét, rộng 6 mét, dài 15,58 mét, được xây trên địa điểm mà vào ngày 13/5/1954, quân và dân ta long trọng tổ chức lễ báo công, duyệt binh mừng chiến thắng Điện Biên Phủ.Tượng đài Mừng công là một hạng mục gắn với Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ - khu di tích tọa lạc trong thảm rừng nguyên sinh dưới chân núi Pú Đồn, thuộc xã Mường Phăng. Đây là nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trong 105 ngày, từ 31/1/1954 đến 15/5/1954.Di tích gồm một chuỗi các công trình được phục dựng dọc theo con suối nhỏ trong rừng Mường Phăng, chạy quanh chân núi, trên một diện tích tự nhiên khoảng 90 km2. Công trình quan trọng nhất ở đây là lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.2. Nằm ở địa phận xã Nà Nhạn, TP Điện Biên Phủ, tượng đài Kéo pháo được xây dựng để vinh danh trung đội pháo binh của anh hùng Tô Vĩnh Diện - người đã hi sinh thân mình chèn pháo, trở thành biểu tượng của ý chí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”...Tượng đài khánh thành ngày 6/5/2009, được ghép từ các khối đá xanh, có chiều dài 24 mét, rộng 8 mét, cao 12,5 mét, nặng 1.200 tấn, đã tái hiện phần nào sự gian khổ và hào hùng của con đường kéo pháo năm xưa qua những khối hình chắc khỏe.Vị trí của tượng đài là điểm cuối của con đường kéo pháo huyền thoại trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trên con đường này, qua nhiều đèo, dốc, vực sâu, núi cao, bộ đội ta kéo pháo vào trận địa Điện Biên Phủ và giáng những đòn sấm sét, khiến quân Pháp từng bước sụp đổ.70 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, dấu vết của con đường kéo pháo năm xưa đã mất mát dần theo thời gian. Chỉ còn đoạn đầu là đèo Pha Đin hùng vĩ còn được bảo toàn. Vào thời bình, đèo đã được sửa chữa, nâng cấp nên bớt phần gập ghềnh, hiểm trở so với thời kháng chiến.3. Tọa lạc tại di tích lịch sử đồi D1, TP Điện Biên Phủ, tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ là công trình kiến trúc nghệ thuật mang tính biểu tượng về chiến thắng Điện Biên Phủ. Khành thành năm 2004, công trình là một trong những tượng đài có quy mô hoành tráng nhất Việt NamĐược đúc bằng 217 tấn đồng, dựng trên bệ cao 3,6 mét, có chiều cao 12,6 mét, bức tượng khắc họa hình ảnh ba người chiến sĩ chụm lưng vào nhau, một người cầm súng, một người cầm lá cờ quyết chiến quyết thắng, người còn lại nâng bé gái người dân tộc Thái đang mừng vui vì chiến thắng.Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồi D1 là một cứ điểm quan trọng trong dãy đồi phòng ngự phía Đông, có nhiệm vụ che chở cho trung tâm Tập đoàn cứ điểm của quân Pháp. Đây là mục tiêu của quân ta trong đợt tấn công thứ hai bắt đầu vào chiều ngày 30/3/1954.Sau 2 ngày chiến đấu, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 đã hoàn toàn làm chủ được cứ điểm D1, sau đó giữ vững trận địa và yểm trợ cùng các đơn vị khác tiêu diệt các cứ điểm còn lại, góp phần làm nên chiến thắng chung của toàn chiến dịch.Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.
1. Tọa lạc tại xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ, tượng đài Mừng công được khánh thành vào tháng 3/2009, tái hiện hình ảnh Ðại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với bộ đội các binh chủng, dân công hỏa tuyến và đồng bào các dân tộc trong buổi lễ mừng Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng.
Công trình được ghép từ 102 tấm đá xanh, nặng 700 tấn với chiều cao 9,8 mét, rộng 6 mét, dài 15,58 mét, được xây trên địa điểm mà vào ngày 13/5/1954, quân và dân ta long trọng tổ chức lễ báo công, duyệt binh mừng chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tượng đài Mừng công là một hạng mục gắn với Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ - khu di tích tọa lạc trong thảm rừng nguyên sinh dưới chân núi Pú Đồn, thuộc xã Mường Phăng. Đây là nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trong 105 ngày, từ 31/1/1954 đến 15/5/1954.
Di tích gồm một chuỗi các công trình được phục dựng dọc theo con suối nhỏ trong rừng Mường Phăng, chạy quanh chân núi, trên một diện tích tự nhiên khoảng 90 km2. Công trình quan trọng nhất ở đây là lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
2. Nằm ở địa phận xã Nà Nhạn, TP Điện Biên Phủ, tượng đài Kéo pháo được xây dựng để vinh danh trung đội pháo binh của anh hùng Tô Vĩnh Diện - người đã hi sinh thân mình chèn pháo, trở thành biểu tượng của ý chí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”...
Tượng đài khánh thành ngày 6/5/2009, được ghép từ các khối đá xanh, có chiều dài 24 mét, rộng 8 mét, cao 12,5 mét, nặng 1.200 tấn, đã tái hiện phần nào sự gian khổ và hào hùng của con đường kéo pháo năm xưa qua những khối hình chắc khỏe.
Vị trí của tượng đài là điểm cuối của con đường kéo pháo huyền thoại trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trên con đường này, qua nhiều đèo, dốc, vực sâu, núi cao, bộ đội ta kéo pháo vào trận địa Điện Biên Phủ và giáng những đòn sấm sét, khiến quân Pháp từng bước sụp đổ.
70 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng, dấu vết của con đường kéo pháo năm xưa đã mất mát dần theo thời gian. Chỉ còn đoạn đầu là đèo Pha Đin hùng vĩ còn được bảo toàn. Vào thời bình, đèo đã được sửa chữa, nâng cấp nên bớt phần gập ghềnh, hiểm trở so với thời kháng chiến.
3. Tọa lạc tại di tích lịch sử đồi D1, TP Điện Biên Phủ, tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ là công trình kiến trúc nghệ thuật mang tính biểu tượng về chiến thắng Điện Biên Phủ. Khành thành năm 2004, công trình là một trong những tượng đài có quy mô hoành tráng nhất Việt Nam
Được đúc bằng 217 tấn đồng, dựng trên bệ cao 3,6 mét, có chiều cao 12,6 mét, bức tượng khắc họa hình ảnh ba người chiến sĩ chụm lưng vào nhau, một người cầm súng, một người cầm lá cờ quyết chiến quyết thắng, người còn lại nâng bé gái người dân tộc Thái đang mừng vui vì chiến thắng.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồi D1 là một cứ điểm quan trọng trong dãy đồi phòng ngự phía Đông, có nhiệm vụ che chở cho trung tâm Tập đoàn cứ điểm của quân Pháp. Đây là mục tiêu của quân ta trong đợt tấn công thứ hai bắt đầu vào chiều ngày 30/3/1954.
Sau 2 ngày chiến đấu, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 đã hoàn toàn làm chủ được cứ điểm D1, sau đó giữ vững trận địa và yểm trợ cùng các đơn vị khác tiêu diệt các cứ điểm còn lại, góp phần làm nên chiến thắng chung của toàn chiến dịch.
Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.