Nằm ở đầu phố Cầu Đông, cạnh chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, chợ Cầu Đông là một khu chợ khiến nhiều người liên tưởng đến câu ca dao “Bà già đi chợ Cầu Đông". Nhưng thực tế giữa chợ này và câu ca dao có mối liên quan nào không?Để tìm hiểu điều này, cần ngược dòng thời gian để truy tìm gốc tích địa danh Cầu Đông và chợ Cầu Đông. Theo đó, từ nhiều thế kỷ trước, sông Tô Lịch chảy qua phố cổ Hà Nội (lòng sông là các phố Nguyễn Siêu, Ngõ Gạch, Hàng Cá, Hàng Lược ngày nay), và có một cây cầu bắc qua sông ở ngã tư Ngõ Gạch - Hàng Đường.Do cây cầu nằm ở phía Đông của thành Hà Nội nên dân gian gọi là Cầu Đông. Và khu chợ họp ở đầu cầu có tên gọi là chợ Cầu Đông. Đây là một khu chợ quan trọng trong 36 phố phường Hà Nội xưa, được cho là nơi “Bà già đi chợ Cầu Đông".Đến thời Pháp thuộc, khi đoạn sông Tô này bị lấp, hai chợ cũ Cầu Đông và chợ Bạch Mã giải thể và nhập thành chợ Đồng Xuân.Khi chợ Đồng Xuân được xây lại năm 1991, phố Cầu Đông được mở ra sát cạnh chợ Đồng Xuân, thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm.Sau đó chợ Cầu Đông “mới” được xây dựng ở đầu phố Cầu Đông.Như vậy có thể khẳng định, chợ Cầu Đông xưa (nằm ở đầu cầu ngã tư Ngõ Gạch - Hàng Đường) gắn với hình ảnh "bà già đi xem bói" đã không còn nữa.Chợ Cầu Đông ngày nay chỉ mang một cái tên gợi nhớ về khu chợ cũ, và chắc hẳn là chẳng có bà già nào từng xem bói ở khu chợ mới toanh này cả.Trở về với thực tại, chợ Cầu Đông là một khu chợ cao tầng khang trang, cổng chính hướng ra phố Nguyễn Thiện Thuật.Cổng phụ thông ra phố Cầu Đông.Tầng một của chợ là nơi chuyên kinh doanh các mặt hàng kim loại, đồ cơ khí.Tầng hai bán các mặt hàng may mặc.Các tầng 3, 4 được dùng làm văn phòng hoặc phòng chức năng.Từ tầng hai của chợ Cầu Đông có một lối đi trên cao dẫn sang chợ Đồng Xuân.Do chợ Cầu Đông là một chợ mới xây và lại nằm sát chợ Đồng Xuân nổi tiếng nên có khá nhiều người Hà Nội không biết đến sự tồn tại của khu chợ này, hoặc nghĩ rằng đây chỉ là một phần mở rộng của chợ Đồng Xuân.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở đầu phố Cầu Đông, cạnh chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, chợ Cầu Đông là một khu chợ khiến nhiều người liên tưởng đến câu ca dao “Bà già đi chợ Cầu Đông". Nhưng thực tế giữa chợ này và câu ca dao có mối liên quan nào không?
Để tìm hiểu điều này, cần ngược dòng thời gian để truy tìm gốc tích địa danh Cầu Đông và chợ Cầu Đông. Theo đó, từ nhiều thế kỷ trước, sông Tô Lịch chảy qua phố cổ Hà Nội (lòng sông là các phố Nguyễn Siêu, Ngõ Gạch, Hàng Cá, Hàng Lược ngày nay), và có một cây cầu bắc qua sông ở ngã tư Ngõ Gạch - Hàng Đường.
Do cây cầu nằm ở phía Đông của thành Hà Nội nên dân gian gọi là Cầu Đông. Và khu chợ họp ở đầu cầu có tên gọi là chợ Cầu Đông. Đây là một khu chợ quan trọng trong 36 phố phường Hà Nội xưa, được cho là nơi “Bà già đi chợ Cầu Đông".
Đến thời Pháp thuộc, khi đoạn sông Tô này bị lấp, hai chợ cũ Cầu Đông và chợ Bạch Mã giải thể và nhập thành chợ Đồng Xuân.
Khi chợ Đồng Xuân được xây lại năm 1991, phố Cầu Đông được mở ra sát cạnh chợ Đồng Xuân, thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm.
Sau đó chợ Cầu Đông “mới” được xây dựng ở đầu phố Cầu Đông.
Như vậy có thể khẳng định, chợ Cầu Đông xưa (nằm ở đầu cầu ngã tư Ngõ Gạch - Hàng Đường) gắn với hình ảnh "bà già đi xem bói" đã không còn nữa.
Chợ Cầu Đông ngày nay chỉ mang một cái tên gợi nhớ về khu chợ cũ, và chắc hẳn là chẳng có bà già nào từng xem bói ở khu chợ mới toanh này cả.
Trở về với thực tại, chợ Cầu Đông là một khu chợ cao tầng khang trang, cổng chính hướng ra phố Nguyễn Thiện Thuật.
Cổng phụ thông ra phố Cầu Đông.
Tầng một của chợ là nơi chuyên kinh doanh các mặt hàng kim loại, đồ cơ khí.
Tầng hai bán các mặt hàng may mặc.
Các tầng 3, 4 được dùng làm văn phòng hoặc phòng chức năng.
Từ tầng hai của chợ Cầu Đông có một lối đi trên cao dẫn sang chợ Đồng Xuân.
Do chợ Cầu Đông là một chợ mới xây và lại nằm sát chợ Đồng Xuân nổi tiếng nên có khá nhiều người Hà Nội không biết đến sự tồn tại của khu chợ này, hoặc nghĩ rằng đây chỉ là một phần mở rộng của chợ Đồng Xuân.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.