1. Miền Bắc - Biệt điện Đồ Sơn. Nằm trên đồi Vung ở quận Đồ Sơn, địa danh nghỉ mát nổi tiếng của TP Hải Phòng, biệt điện Bảo Đại vừa là một công trình kiến trúc độc đáo, vừa là một di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời vị vua cuối cùng của Việt Nam.Dinh thự được Toàn quyền Đông Dương Pafquiere cho xây dựng từ năm 1928. Sau đó ít lâu, ông Toàn quyền nhượng lại cơ ngơi này cho vua Bảo Đại. Kể từ đó, mỗi lần ra kinh lý miền Bắc, Bảo Đại đều đến Đồ Sơn và nghỉ tại biệt thự này cùng Nam Phương Hoàng hậu.Biệt thự có diện tích nền rộng gần 1.000m2, nằm trong khuôn viên rộng 3.700m2 ở độ cao 36m so với mặt nước biển. Là dinh thự có vị trí đắc địa nhất khu nghỉ mát Đồ Sơn, từ nơi đây có thể bao quát toàn cảnh bán đảo Đồ Sơn.Sau năm 1945, biệt thự bị lãng quên và dần dần xuống cấp theo năm tháng. Đến năm 1984, công trình bắt đầu được phục chế để phục vụ ngành du lịch ở Đồ Sơn. Từ năm 1999, du khách có thể nghỉ qua đêm trong các căn phòng mà gia đình vua Bảo Đại từng sử dụng. 2. Miền Trung - Biệt điện Cầu Đá (Nha Trang). Lầu Bảo Đại, còn gọi là biệt điện Cầu Đá là một cụm năm toà biệt thự cổ mang dấu ấn của cựu hoàng Bảo Đại, toạ lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long), thành phố Nha Trang.Các toà biệt thự ở nơi đây được xây năm 1923 để làm nơi ăn ở cho các nhà Hải dương học, có tên là: Xương Rồng, Bông Sứ, Hoa Giấy, Phượng Vĩ, Cây Bàng. Từ năm 1940 đến năm 1945, vua Bảo Ðại và Hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ tại hai biệt thự Xương Rồng và Bông SứTại đây, vua và hoàng hậu lấy việc câu cá, ngắm biển làm thú tiêu khiển, nên cái tên lầu Bảo Đại có từ đó. Sau năm 1954, gia đình tổng thống Ngô Ðình Diệm là chủ nhân mới của hai biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ. Hai tòa nhà được đặt tên mới là Nghinh Phong và Vọng Nguyệt.Sau ngày đất nước thống nhất, lầu Bảo Ðại từ một chốn "cấm cung" đã mở cửa đón và phục vụ khách ăn, nghỉ, tham quan. Hiện nay khu biệt thự lịch sử này có tên gọi chính thức là Khu Du lịch Bảo Đại. 3. Miền Nam: Bạch Dinh Vũng Tàu. Bạch Dinh là một dinh thự cổ đồ sộ nằm ở phía Nam núi Lớn ở TP Vũng Tàu. Công trình nằm ở vị trí cao 27m so với mực nước biển, có ba tầng, mang đậm sắc thái kiến trúc của Pháp thời cuối thế kỷ 19.Tọa lạc trên nền của pháo đài Phước Thắng, tòa dinh thự bề thế này được khởi công vào năm 1898, đến năm 1902 hoàn thành. Do màu sơn trắng bên ngoài nên người Việt quen gọi công trình này là Bạch Dinh. Ban đầu Bạch Dinh được dùng làm nơi nghỉ mát cho các Toàn quyền Đông Dương.Từ tháng 9/1907, tòa nhà được dùng làm nơi giam lỏng cựu hoàng Thành Thái. Ông sống tại đây trong gần 10 năm. Từ năm 1916, Bạch Dinh trở về với chức năng ban đầu. Đến năm 1934, tòa nhà được nhượng lại cho vua Bảo Đại để làm nơi nghỉ mát cho gia đình ông.Ngày nay, Bạch Dinh được dùng làm bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau - Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu…Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.
1. Miền Bắc - Biệt điện Đồ Sơn. Nằm trên đồi Vung ở quận Đồ Sơn, địa danh nghỉ mát nổi tiếng của TP Hải Phòng, biệt điện Bảo Đại vừa là một công trình kiến trúc độc đáo, vừa là một di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời vị vua cuối cùng của Việt Nam.
Dinh thự được Toàn quyền Đông Dương Pafquiere cho xây dựng từ năm 1928. Sau đó ít lâu, ông Toàn quyền nhượng lại cơ ngơi này cho vua Bảo Đại. Kể từ đó, mỗi lần ra kinh lý miền Bắc, Bảo Đại đều đến Đồ Sơn và nghỉ tại biệt thự này cùng Nam Phương Hoàng hậu.
Biệt thự có diện tích nền rộng gần 1.000m2, nằm trong khuôn viên rộng 3.700m2 ở độ cao 36m so với mặt nước biển. Là dinh thự có vị trí đắc địa nhất khu nghỉ mát Đồ Sơn, từ nơi đây có thể bao quát toàn cảnh bán đảo Đồ Sơn.
Sau năm 1945, biệt thự bị lãng quên và dần dần xuống cấp theo năm tháng. Đến năm 1984, công trình bắt đầu được phục chế để phục vụ ngành du lịch ở Đồ Sơn. Từ năm 1999, du khách có thể nghỉ qua đêm trong các căn phòng mà gia đình vua Bảo Đại từng sử dụng.
2. Miền Trung - Biệt điện Cầu Đá (Nha Trang). Lầu Bảo Đại, còn gọi là biệt điện Cầu Đá là một cụm năm toà biệt thự cổ mang dấu ấn của cựu hoàng Bảo Đại, toạ lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long), thành phố Nha Trang.
Các toà biệt thự ở nơi đây được xây năm 1923 để làm nơi ăn ở cho các nhà Hải dương học, có tên là: Xương Rồng, Bông Sứ, Hoa Giấy, Phượng Vĩ, Cây Bàng. Từ năm 1940 đến năm 1945, vua Bảo Ðại và Hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ tại hai biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ
Tại đây, vua và hoàng hậu lấy việc câu cá, ngắm biển làm thú tiêu khiển, nên cái tên lầu Bảo Đại có từ đó. Sau năm 1954, gia đình tổng thống Ngô Ðình Diệm là chủ nhân mới của hai biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ. Hai tòa nhà được đặt tên mới là Nghinh Phong và Vọng Nguyệt.
Sau ngày đất nước thống nhất, lầu Bảo Ðại từ một chốn "cấm cung" đã mở cửa đón và phục vụ khách ăn, nghỉ, tham quan. Hiện nay khu biệt thự lịch sử này có tên gọi chính thức là Khu Du lịch Bảo Đại.
3. Miền Nam: Bạch Dinh Vũng Tàu. Bạch Dinh là một dinh thự cổ đồ sộ nằm ở phía Nam núi Lớn ở TP Vũng Tàu. Công trình nằm ở vị trí cao 27m so với mực nước biển, có ba tầng, mang đậm sắc thái kiến trúc của Pháp thời cuối thế kỷ 19.
Tọa lạc trên nền của pháo đài Phước Thắng, tòa dinh thự bề thế này được khởi công vào năm 1898, đến năm 1902 hoàn thành. Do màu sơn trắng bên ngoài nên người Việt quen gọi công trình này là Bạch Dinh. Ban đầu Bạch Dinh được dùng làm nơi nghỉ mát cho các Toàn quyền Đông Dương.
Từ tháng 9/1907, tòa nhà được dùng làm nơi giam lỏng cựu hoàng Thành Thái. Ông sống tại đây trong gần 10 năm. Từ năm 1916, Bạch Dinh trở về với chức năng ban đầu. Đến năm 1934, tòa nhà được nhượng lại cho vua Bảo Đại để làm nơi nghỉ mát cho gia đình ông.
Ngày nay, Bạch Dinh được dùng làm bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau - Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu…
Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.