1. Nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh ở thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, tháp Bình Sơn (còn gọi là tháp Then, tháp chùa Vĩnh Khánh) là công trình tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý – Trần và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay.Tương truyền, ngọn tháp nguyên bản có 15 tầng, trên nóc tháp có một hình khối búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao. Do thăng trầm lịch sử, phần chóp tháp đã bị vỡ, tháp hiện chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ, có chiều cao đo được 16,5 mét.Theo khảo sát, tháp được xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung, gồm 2 loại trong đó có một loại hình vuông kích thước là 0,22 × 0,22 mét, một loại hình chữ nhật kích thước 0,45 × 0,22 mét. Mặt ngoài của bảo tháp trang trí hoa văn rất phong phú, đẹp nhất là từ bệ tháp đến hết tầng 2Vào năm 1972, quá trình trùng tu tháp theo lối thủ công đã được thực hiện để thay thế và bổ sung những phần gạch bị vỡ, bị khuyết, bị lũ quét.2. Nằm ở địa phận phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định, chùa Phổ Minh hay chùa Tháp là một trong những dấu tích quan trọng còn lại của một thời Hào khí Đông A nhà Trần. Công trình nổi bật của chùa là tháp Phổ Minh, nằm trước tiền đường.Tháp được dựng năm 1305, cao khoảng 19 mét, gồm 14 tầng. Nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái.Theo sử sách, vua Trần Nhân Tông đã từng ca ngợi vẻ đẹp của tháp Phổ Minh bằng bốn câu thơ: “Sư về trong viện câu kinh vắng/ Quán ở bên sông bóng nguyệt treo/ Ba chục cung tiên cây tháp đặt/ Trăm ngàn cõi Phật tiếng triều reo”.Chùa Phổ Minh cùng tháp Phổ Minh cùng đã được in hình vào tờ tiền mệnh giá 100 đồng phát hành năm 1991 của Việt Nam.3. Chùa Bút Tháp (Thuận Thành, Bắc Ninh) là nơi sở hữu nhiều công trình điêu khắc – kiến trúc độc nhất vô nhị của nước Việt. Tên gọi “Bút Tháp” của ngôi chùa này gắn liền với một công trình đặc biệt, đó là tháp Báo Nghiêm.Nằm ở phía Đông của khuôn viên ngôi chùa cổ, tháp Báo Nghiêm trông như cây bút khổng lồ vươn thẳng lên trời. Theo đo đạc, tháp cao 13,5 mét, có 5 tầng, mỗi tầng 8 mặt, tất cả được xây bằng đá.Các góc mái của mỗi tầng tháp có treo những quả chuông, chiếc khánh nhỏ. Trong lòng tháp có một khoang tròn. Đỉnh tháp có hình bầu hồ lô, tượng trưng cho sự hội tụ linh khí của đất trời. Lòng tháp đặt tượng Hòa thượng Chuyết Chuyết, vị sư trụ trì danh tiếng của chùa vào thế kỷ 17.Giá trị mỹ thuật của tháp Báo Nghiêm tập trung ở tầng đầu tiên với hai cột chạm rồng và 13 phù điêu chạm hình thú vật trên bề mặt. Ẩn sau loạt hình ảnh được chạm khắc ở tháp Báo Nghiêm là những ý nghĩa sâu xa mà cho đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa giải đáp được thấu đáo.Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc/VTV1.
1. Nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh ở thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, tháp Bình Sơn (còn gọi là tháp Then, tháp chùa Vĩnh Khánh) là công trình tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý – Trần và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay.
Tương truyền, ngọn tháp nguyên bản có 15 tầng, trên nóc tháp có một hình khối búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao. Do thăng trầm lịch sử, phần chóp tháp đã bị vỡ, tháp hiện chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ, có chiều cao đo được 16,5 mét.
Theo khảo sát, tháp được xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung, gồm 2 loại trong đó có một loại hình vuông kích thước là 0,22 × 0,22 mét, một loại hình chữ nhật kích thước 0,45 × 0,22 mét. Mặt ngoài của bảo tháp trang trí hoa văn rất phong phú, đẹp nhất là từ bệ tháp đến hết tầng 2
Vào năm 1972, quá trình trùng tu tháp theo lối thủ công đã được thực hiện để thay thế và bổ sung những phần gạch bị vỡ, bị khuyết, bị lũ quét.
2. Nằm ở địa phận phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định, chùa Phổ Minh hay chùa Tháp là một trong những dấu tích quan trọng còn lại của một thời Hào khí Đông A nhà Trần. Công trình nổi bật của chùa là tháp Phổ Minh, nằm trước tiền đường.
Tháp được dựng năm 1305, cao khoảng 19 mét, gồm 14 tầng. Nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái.
Theo sử sách, vua Trần Nhân Tông đã từng ca ngợi vẻ đẹp của tháp Phổ Minh bằng bốn câu thơ: “Sư về trong viện câu kinh vắng/ Quán ở bên sông bóng nguyệt treo/ Ba chục cung tiên cây tháp đặt/ Trăm ngàn cõi Phật tiếng triều reo”.
Chùa Phổ Minh cùng tháp Phổ Minh cùng đã được in hình vào tờ tiền mệnh giá 100 đồng phát hành năm 1991 của Việt Nam.
3. Chùa Bút Tháp (Thuận Thành, Bắc Ninh) là nơi sở hữu nhiều công trình điêu khắc – kiến trúc độc nhất vô nhị của nước Việt. Tên gọi “Bút Tháp” của ngôi chùa này gắn liền với một công trình đặc biệt, đó là tháp Báo Nghiêm.
Nằm ở phía Đông của khuôn viên ngôi chùa cổ, tháp Báo Nghiêm trông như cây bút khổng lồ vươn thẳng lên trời. Theo đo đạc, tháp cao 13,5 mét, có 5 tầng, mỗi tầng 8 mặt, tất cả được xây bằng đá.
Các góc mái của mỗi tầng tháp có treo những quả chuông, chiếc khánh nhỏ. Trong lòng tháp có một khoang tròn. Đỉnh tháp có hình bầu hồ lô, tượng trưng cho sự hội tụ linh khí của đất trời. Lòng tháp đặt tượng Hòa thượng Chuyết Chuyết, vị sư trụ trì danh tiếng của chùa vào thế kỷ 17.
Giá trị mỹ thuật của tháp Báo Nghiêm tập trung ở tầng đầu tiên với hai cột chạm rồng và 13 phù điêu chạm hình thú vật trên bề mặt. Ẩn sau loạt hình ảnh được chạm khắc ở tháp Báo Nghiêm là những ý nghĩa sâu xa mà cho đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa giải đáp được thấu đáo.
Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc/VTV1.