Rạp Nguyễn Văn Hảo được khởi công xây dựng đầu thập niên 1940, do ông Nguyễn Văn Hảo mua đất và xây dựng để phục vụ sở thích cải lương của mình. Rạp có mặt tiền hướng về đường Galliéni (nay là đường Trần Hưng Đạo), cửa hậu trổ ra đường Bùi Viện. Ảnh: Delcampe.net.Rạp được xây dựng với 3 tầng khán phòng, tổng số ghế cho khán giả là 1.200 ghế, là rạp hát có nhiều số ghế nhất ở Sài Gòn. Ảnh: Rạp Nguyễn Văn Hảo năm 1965 - Tsna.org.Sự kiện nổi bật nhất diễn ra tại đây là vào đêm 19 sáng ngày 20/8/1945, Xứ ủy Nam Kỳ đã tổ chức mít tinh để làm lễ ra mắt của Việt Minh, trước khi cuộc Cách mạng Tháng Tám nổ ra ở Sài Gòn. Ảnh: Rạp Nguyễn Văn Hảo đầu năm 1968 - Ed Sizer.Trong những thập niên đầu, rạp Nguyễn Văn Hảo từng được mệnh danh là “thánh đường cải lương". Đến năm 1970, ông Nguyễn Văn Hảo về quê ở ẩn và cho ông Nguyễn Văn Đối mướn lại rạp sửa sang một số công năng để làm rạp... chiếu bóng. Từ đó, rạp mang tên là “Ciné Nguyễn Văn Hảo” cho đến tận năm 1975. Ảnh: Douglas Ross.Sau 1975, chính quyền mới tiếp quản quyền quản lý rạp, đã đổi tên thành rạp Công Nhân, rồi sau đó là Nhà hát kịch Thành phố.Gần đây, rạp Nguyễn Văn Hảo đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khi vào ngày 22/3/2017, lực lượng chức năng đã đục bỏ 2 trong số 5 bậc cấp của công trình trong chiến dịch "giành vỉa hè" cho người đi bộ. Ảnh: Soha.Các hình ảnh tư liệu cho thấy rạp Nguyễn Văn Hảo ban đầu chỉ có 3 bậc cấp chứ không phải 5 bậc. Ảnh: Tạp chí Life năm 1955.Một bức ảnh chụp năm 1966 cũng cho thấy rạp Nguyễn Văn Hảo chỉ có 3 bậc cấp.Bên trong rạp Nguyễn Văn Hảo năm 1955. Ảnh: Life.
Rạp Nguyễn Văn Hảo được khởi công xây dựng đầu thập niên 1940, do ông Nguyễn Văn Hảo mua đất và xây dựng để phục vụ sở thích cải lương của mình. Rạp có mặt tiền hướng về đường Galliéni (nay là đường Trần Hưng Đạo), cửa hậu trổ ra đường Bùi Viện. Ảnh: Delcampe.net.
Rạp được xây dựng với 3 tầng khán phòng, tổng số ghế cho khán giả là 1.200 ghế, là rạp hát có nhiều số ghế nhất ở Sài Gòn. Ảnh: Rạp Nguyễn Văn Hảo năm 1965 - Tsna.org.
Sự kiện nổi bật nhất diễn ra tại đây là vào đêm 19 sáng ngày 20/8/1945, Xứ ủy Nam Kỳ đã tổ chức mít tinh để làm lễ ra mắt của Việt Minh, trước khi cuộc Cách mạng Tháng Tám nổ ra ở Sài Gòn. Ảnh: Rạp Nguyễn Văn Hảo đầu năm 1968 - Ed Sizer.
Trong những thập niên đầu, rạp Nguyễn Văn Hảo từng được mệnh danh là “thánh đường cải lương". Đến năm 1970, ông Nguyễn Văn Hảo về quê ở ẩn và cho ông Nguyễn Văn Đối mướn lại rạp sửa sang một số công năng để làm rạp... chiếu bóng. Từ đó, rạp mang tên là “Ciné Nguyễn Văn Hảo” cho đến tận năm 1975. Ảnh: Douglas Ross.
Sau 1975, chính quyền mới tiếp quản quyền quản lý rạp, đã đổi tên thành rạp Công Nhân, rồi sau đó là Nhà hát kịch Thành phố.
Gần đây, rạp Nguyễn Văn Hảo đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khi vào ngày 22/3/2017, lực lượng chức năng đã đục bỏ 2 trong số 5 bậc cấp của công trình trong chiến dịch "giành vỉa hè" cho người đi bộ. Ảnh: Soha.
Các hình ảnh tư liệu cho thấy rạp Nguyễn Văn Hảo ban đầu chỉ có 3 bậc cấp chứ không phải 5 bậc. Ảnh: Tạp chí Life năm 1955.
Một bức ảnh chụp năm 1966 cũng cho thấy rạp Nguyễn Văn Hảo chỉ có 3 bậc cấp.
Bên trong rạp Nguyễn Văn Hảo năm 1955. Ảnh: Life.