Thiếu tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Thương (sinh năm 1938), là nhà tình báo nổi tiếng của nước ta, từng bị địch bắt và cưa chân tới 6 lần. Ông sinh ra tại xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.Trước khi trở thành chiến sĩ tình báo, Nguyễn Văn Thương được chuyển về đơn vị trinh sát và làm bảo vệ cho ông Võ Văn Kiệt (lúc đó là Bí thư Thành ủy T4 Sài Gòn - Gia Định).Từ năm 1959, ông Nguyễn Văn Thương được giao nhiệm vụ giao liên tình báo ở khu vực Bắc Sài Gòn. Ông đã vượt qua khó khăn, gian khổ và nguy hiểm, thực hiện hàng nghìn lần chuyển nhận chỉ thị, tài liệu và đưa đón hàng trăm cán bộ từ ngoài căn cứ vào Sài Gòn và từ Sài Gòn ra căn cứ an toàn.Ngày 10/2/1969, trên đường mang tài liệu từ Sài Gòn ra vùng căn cứ, ông Thương bị máy bay Mỹ phát hiện. Ông dùng súng AK bắn rơi một máy bay lên thẳng, diệt 3 lính Mỹ. Mỹ - Ngụy huy động lực lượng gồm 72 trực thăng, mỗi chiếc chở một tiểu đội, nguyên trung đoàn 48 và sư đoàn 5 lính Việt Nam Cộng hòa, để vây bắt.Sau nhiều lần mua chuộc không thành, ông Nguyễn Văn Thương bị đập nát hai bàn chân. Trong 3 tháng, ông 6 lần bị chúng cưa chân.Sau nhiều lần bị tra tấn dã man, Nguyễn Văn Thương bị đi đày tại nhà tù Côn Đảo (mẹ ông cũng bị tù và hy sinh ở đây). Tại Côn Đảo, ông tiếp tục tham gia trong cấp ủy nhà tù.Nhà tình báo Nguyễn Văn Thương được tặng một huân chương chiến công hạng ba, hai huân chương chiến công hạng nhất, 14 lần được trao danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ". Năm 1978, ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".Sau 4 năm bị giam trong tù, khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, ông Nguyễn Văn Thương được thả tự do. Hiện, ông sống cùng gia đình ở quê hương - tỉnh Tây Ninh.
Thiếu tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Thương (sinh năm 1938), là nhà tình báo nổi tiếng của nước ta, từng bị địch bắt và cưa chân tới 6 lần. Ông sinh ra tại xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Trước khi trở thành chiến sĩ tình báo, Nguyễn Văn Thương được chuyển về đơn vị trinh sát và làm bảo vệ cho ông Võ Văn Kiệt (lúc đó là Bí thư Thành ủy T4 Sài Gòn - Gia Định).
Từ năm 1959, ông Nguyễn Văn Thương được giao nhiệm vụ giao liên tình báo ở khu vực Bắc Sài Gòn. Ông đã vượt qua khó khăn, gian khổ và nguy hiểm, thực hiện hàng nghìn lần chuyển nhận chỉ thị, tài liệu và đưa đón hàng trăm cán bộ từ ngoài căn cứ vào Sài Gòn và từ Sài Gòn ra căn cứ an toàn.
Ngày 10/2/1969, trên đường mang tài liệu từ Sài Gòn ra vùng căn cứ, ông Thương bị máy bay Mỹ phát hiện. Ông dùng súng AK bắn rơi một máy bay lên thẳng, diệt 3 lính Mỹ. Mỹ - Ngụy huy động lực lượng gồm 72 trực thăng, mỗi chiếc chở một tiểu đội, nguyên trung đoàn 48 và sư đoàn 5 lính Việt Nam Cộng hòa, để vây bắt.
Sau nhiều lần mua chuộc không thành, ông Nguyễn Văn Thương bị đập nát hai bàn chân. Trong 3 tháng, ông 6 lần bị chúng cưa chân.
Sau nhiều lần bị tra tấn dã man, Nguyễn Văn Thương bị đi đày tại nhà tù Côn Đảo (mẹ ông cũng bị tù và hy sinh ở đây). Tại Côn Đảo, ông tiếp tục tham gia trong cấp ủy nhà tù.
Nhà tình báo Nguyễn Văn Thương được tặng một huân chương chiến công hạng ba, hai huân chương chiến công hạng nhất, 14 lần được trao danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ". Năm 1978, ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Sau 4 năm bị giam trong tù, khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, ông Nguyễn Văn Thương được thả tự do. Hiện, ông sống cùng gia đình ở quê hương - tỉnh Tây Ninh.