Nhà khảo cổ học Pháp Charles Carpeaux ngồi trên phế tích cụm tháp đầu tiên của Phật viện Đồng Dương trong cuộc khai quật năm 1902. Nằm ở làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ngày nay, Phật viện Đồng Dương là Phật viện lớn nhất Đông Nam Á từng được xây dựng.Mặt Bắc của cụm tháp trung tâm, lúc mới khai quật còn khá nguyên vẹn. Các nghiên cứu cho thấy, khu Phật viện Đồng Dương từng trải dài trên một diện tích rộng lớn, dài 326m, rộng 155m, gồm ba cụm kiến trúc được kế tiếp nhau theo trục từ Tây sang Đông.Nhà khảo cổ Charles Carpeaux giám sát hoạt động khai quật của công nhân người Việt tại hiện trường khảo cổ. Theo các sử liệu, Phật viện Đồng Dương được xây dựng vào thế kỷ 9, thời kỳ Phật giáo ảnh hưởng mạnh đến Chăm Pa.Một bức tượng thần được khai quật tại di tích Đồng Dương. Các tác phẩm điêu khắc tìm thấy tại Đồng Dương đã chứng minh cho một giai đoạn nghệ thuật Phật giáo rực rỡ ở vương quốc Chăm Pa từ 875 - 915, được các nhà khoa học đặt tên là giai đoạn Đồng Dương hay phong cách Đồng Dương.Tượng Phật được khai quật ở di tích Đồng Dương năm 1902, là bức tượng Phật lớn nhất của vương quốc Chăm Pa được biết đến cho tới nay..Bức tượng này hiện được trưng bày ở phòng Đồng Dương của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.Ngay nay, các dấu tích của Phật viện Đồng Dương gần như đã biến mất hoàn toàn do sự hủy hoại của thiên tai, chiến tranh và cả sự thiếu ý thức của con người. Tàn tích còn lại chỉ là vòm cổng không còn nguyên vẹn của tòa tháp được gọi là tháp Sáng.
Nhà khảo cổ học Pháp Charles Carpeaux ngồi trên phế tích cụm tháp đầu tiên của Phật viện Đồng Dương trong cuộc khai quật năm 1902. Nằm ở làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ngày nay, Phật viện Đồng Dương là Phật viện lớn nhất Đông Nam Á từng được xây dựng.
Mặt Bắc của cụm tháp trung tâm, lúc mới khai quật còn khá nguyên vẹn. Các nghiên cứu cho thấy, khu Phật viện Đồng Dương từng trải dài trên một diện tích rộng lớn, dài 326m, rộng 155m, gồm ba cụm kiến trúc được kế tiếp nhau theo trục từ Tây sang Đông.
Nhà khảo cổ Charles Carpeaux giám sát hoạt động khai quật của công nhân người Việt tại hiện trường khảo cổ. Theo các sử liệu, Phật viện Đồng Dương được xây dựng vào thế kỷ 9, thời kỳ Phật giáo ảnh hưởng mạnh đến Chăm Pa.
Một bức tượng thần được khai quật tại di tích Đồng Dương. Các tác phẩm điêu khắc tìm thấy tại Đồng Dương đã chứng minh cho một giai đoạn nghệ thuật Phật giáo rực rỡ ở vương quốc Chăm Pa từ 875 - 915, được các nhà khoa học đặt tên là giai đoạn Đồng Dương hay phong cách Đồng Dương.
Tượng Phật được khai quật ở di tích Đồng Dương năm 1902, là bức tượng Phật lớn nhất của vương quốc Chăm Pa được biết đến cho tới nay..
Bức tượng này hiện được trưng bày ở phòng Đồng Dương của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
Ngay nay, các dấu tích của Phật viện Đồng Dương gần như đã biến mất hoàn toàn do sự hủy hoại của thiên tai, chiến tranh và cả sự thiếu ý thức của con người. Tàn tích còn lại chỉ là vòm cổng không còn nguyên vẹn của tòa tháp được gọi là tháp Sáng.