Đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm trong thời kỳ hoàng kim, những năm 1930 - 1940. Tuyến đường này có 16 km đường sắt răng cưa, là tuyến đường sắt độc đáo bậc nhất trong lịch sử ngành đường sắt thế giới.Sau nhiều thập kỷ hoạt động, vào năm 1972 tuyến đường sắt này không còn hoạt động. Trong ảnh, chiếc đầu máy hiệu Fuka của Thụy Sĩ bị bỏ không và biến thành sắt vụn.Sau 1975, đường sắt Đà Lạt - Phang Rang được khôi phục một thời gian ngắn trước khi bị phá dỡ hoàn toàn giữa thập niên 1980. Ảnh: Một đầu máy cũ nằm trong nhà chứa ở Đà Lạt năm 1987.Ngành đường sắt Thụy Sĩ đã ngay lập tức ngỏ ý thu mua lại tất cả các đầu máy chạy tuyến đường sắt răng cưa còn lại ở Việt Nam. Đề xuất của họ đã được chấp thuận với tổng giá trị hợp đồng là 650.000 USD. Kế hoạch "hồi hương" đầu máy được tiến hành năm 1990. Ảnh: 4 đầu máy đuợc tập trung trước Ga Đà Lạt năm 1990.Các nhân viên kỹ thuật Thủy Sĩ bên những đầu tàu sắp được tiếp nhận.Đầu máy được đưa lên xe tải để bắt đầu hành trình mới của mình.Chiếc đầu máy được chở về ga Tháp Chàm.Tại Ga Tháp Chàm, đầu máy được chuyển lên tàu hoả để đưa về ga Sóng Thần.Từ ga Sóng Thần, đầu máy được vận chuyển bằng xe tải ra cảng Sài Gòn.Từ cảng Sài Gòn, những chiếc đầu máy sẵn sàng cho hành trình trở về Thụy Sĩ.
Đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm trong thời kỳ hoàng kim, những năm 1930 - 1940. Tuyến đường này có 16 km đường sắt răng cưa, là tuyến đường sắt độc đáo bậc nhất trong lịch sử ngành đường sắt thế giới.
Sau nhiều thập kỷ hoạt động, vào năm 1972 tuyến đường sắt này không còn hoạt động. Trong ảnh, chiếc đầu máy hiệu Fuka của Thụy Sĩ bị bỏ không và biến thành sắt vụn.
Sau 1975, đường sắt Đà Lạt - Phang Rang được khôi phục một thời gian ngắn trước khi bị phá dỡ hoàn toàn giữa thập niên 1980. Ảnh: Một đầu máy cũ nằm trong nhà chứa ở Đà Lạt năm 1987.
Ngành đường sắt Thụy Sĩ đã ngay lập tức ngỏ ý thu mua lại tất cả các đầu máy chạy tuyến đường sắt răng cưa còn lại ở Việt Nam. Đề xuất của họ đã được chấp thuận với tổng giá trị hợp đồng là 650.000 USD. Kế hoạch "hồi hương" đầu máy được tiến hành năm 1990. Ảnh: 4 đầu máy đuợc tập trung trước Ga Đà Lạt năm 1990.
Các nhân viên kỹ thuật Thủy Sĩ bên những đầu tàu sắp được tiếp nhận.
Đầu máy được đưa lên xe tải để bắt đầu hành trình mới của mình.
Chiếc đầu máy được chở về ga Tháp Chàm.
Tại Ga Tháp Chàm, đầu máy được chuyển lên tàu hoả để đưa về ga Sóng Thần.
Từ ga Sóng Thần, đầu máy được vận chuyển bằng xe tải ra cảng Sài Gòn.
Từ cảng Sài Gòn, những chiếc đầu máy sẵn sàng cho hành trình trở về Thụy Sĩ.