Đình làng Nhân Mỹ (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là nơi trưng bày một con đại bàng đất ướp xác đã 13 năm. Cách đây hơn 20 năm một chú chim đại bàng đất (còn gọi là chim ó) mới tập bay chuyền không rõ từ nơi nào đến cây bồ đề ở miếu giữa cánh đồng làng Nhân Mỹ (Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trú ngụ.Cây bồ đề cổ thụ của làng Nhân Mỹ, nơi chim đại bàng đất trú ngụ trong một thời gian dài. Ông Phùng Hữu Bất (đình làng Nhân Mỹ) cho biết năm 2003, khi xây dựng Khu Liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình và Khu Thể thao dưới nước bao trùm lên miếu cây bồ đề thì cây cổ thụ này cùng miếu được di chuyển đến địa điểm khác.Thân cây to, tán rộng nên phải 7, 8 người mới ôm xuể, tỏa bóng mát cả một vùng. Cây bồ đề cổ thụ vẫn tỏa bóng mát khắp một vùng. Khắp khu vực rộng mênh mông từ Mỹ Đình đến Mễ Trì, Phú Đô chỉ có mỗi cây bồ đề này to nhất."Trước lúc chặt cây để giải phóng mặt bằng, người dân địa phương thấy chim ó kêu rền rĩ cả ngày cả đêm. Một hôm, khi chim ó đi kiếm ăn về thấy tổ ấm bị chặt phá liền lao đầu vào vách kính của tòa nhà khu thể thao chết", ông Bất nói.Người dân cho rằng, đó là chim thiêng nên đã phát nguyện góp tiền của thuê thợ ướp xác, thuộc da và cho vào tủ kính để mọi người cùng tưởng nhớ. Chiếc tủ kính cao khoảng 1,2 m, dài 1,5 m, rộng khoảng 80 cm. Trong làng Nhân Mỹ ai cũng tôn trọng gọi là "cụ chim đại bàng" hay "cụ chim ó".Chim có sải cánh đến 1,2 m, nặng khoảng 4 kg, mắt đỏ, mỏ đen, đầu mỏ hơi vàng, chân chì cùng móng vuốt sắc nhọn.Hiện câu chuyện về chim ó còn được ghi thành văn bản rất rõ ràng, được lưu tại đình Nhân Mỹ: "Hồi 17h30 ngày 5/10/2003 chim ó lao đầu vào vách kính bể bơi Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia. 8h sáng ngày 7/10/2003 chim ó chết"...Theo sử sách ghi lại, đình làng Nhân Mỹ thờ 4 vị thần hoàng là Lý Bí, Công chúa tiên nữ Phương Dung, Quốc vương Lý Thiên Bảo, Đại tướng Đỗ Tam Lang. Đình bắt đầu xây dựng khi Lý Bí qua đời năm 548 nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của ông. Để không làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm nơi thờ tự của tứ vị thành hoàng, người dân làng Nhân Mỹ đã đặt thi hài “cụ” chim ó sang vị trí khác nằm ở gian bên phải, cách xa chánh điện. “Cụ” chim ó cũng không được đặt bát hương thờ tự trong đình mà việc nhang khói phải ở địa điểm khác là miếu thờ vọng cây bồ đề, nơi gốc đề “cụ” từng sinh sống.Ở làng Nhân Mỹ, mọi người đều có trách nhiệm bảo quản chim nhưng công việc chính được giao cho các thủ từ, ban quản lý di tích đình và hội người cao tuổi.Điểm đặc biệt là qua 13 năm bảo quản thô sơ, xác chim đại bàng con gần như nguyên vẹn, chân chim trông như của sinh vật còn sống, không bị bọ hay mọt ăn lông.Hình ảnh "cụ đại bàng đất” đã trở thành ký ức của dân suốt nhiều năm qua.
Đình làng Nhân Mỹ (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là nơi trưng bày một con đại bàng đất ướp xác đã 13 năm. Cách đây hơn 20 năm một chú chim đại bàng đất (còn gọi là chim ó) mới tập bay chuyền không rõ từ nơi nào đến cây bồ đề ở miếu giữa cánh đồng làng Nhân Mỹ (Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trú ngụ.
Cây bồ đề cổ thụ của làng Nhân Mỹ, nơi chim đại bàng đất trú ngụ trong một thời gian dài. Ông Phùng Hữu Bất (đình làng Nhân Mỹ) cho biết năm 2003, khi xây dựng Khu Liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình và Khu Thể thao dưới nước bao trùm lên miếu cây bồ đề thì cây cổ thụ này cùng miếu được di chuyển đến địa điểm khác.
Thân cây to, tán rộng nên phải 7, 8 người mới ôm xuể, tỏa bóng mát cả một vùng. Cây bồ đề cổ thụ vẫn tỏa bóng mát khắp một vùng. Khắp khu vực rộng mênh mông từ Mỹ Đình đến Mễ Trì, Phú Đô chỉ có mỗi cây bồ đề này to nhất.
"Trước lúc chặt cây để giải phóng mặt bằng, người dân địa phương thấy chim ó kêu rền rĩ cả ngày cả đêm. Một hôm, khi chim ó đi kiếm ăn về thấy tổ ấm bị chặt phá liền lao đầu vào vách kính của tòa nhà khu thể thao chết", ông Bất nói.
Người dân cho rằng, đó là chim thiêng nên đã phát nguyện góp tiền của thuê thợ ướp xác, thuộc da và cho vào tủ kính để mọi người cùng tưởng nhớ. Chiếc tủ kính cao khoảng 1,2 m, dài 1,5 m, rộng khoảng 80 cm. Trong làng Nhân Mỹ ai cũng tôn trọng gọi là "cụ chim đại bàng" hay "cụ chim ó".
Chim có sải cánh đến 1,2 m, nặng khoảng 4 kg, mắt đỏ, mỏ đen, đầu mỏ hơi vàng, chân chì cùng móng vuốt sắc nhọn.
Hiện câu chuyện về chim ó còn được ghi thành văn bản rất rõ ràng, được lưu tại đình Nhân Mỹ: "Hồi 17h30 ngày 5/10/2003 chim ó lao đầu vào vách kính bể bơi Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia. 8h sáng ngày 7/10/2003 chim ó chết"...
Theo sử sách ghi lại, đình làng Nhân Mỹ thờ 4 vị thần hoàng là Lý Bí, Công chúa tiên nữ Phương Dung, Quốc vương Lý Thiên Bảo, Đại tướng Đỗ Tam Lang. Đình bắt đầu xây dựng khi Lý Bí qua đời năm 548 nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của ông. Để không làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm nơi thờ tự của tứ vị thành hoàng, người dân làng Nhân Mỹ đã đặt thi hài “cụ” chim ó sang vị trí khác nằm ở gian bên phải, cách xa chánh điện. “Cụ” chim ó cũng không được đặt bát hương thờ tự trong đình mà việc nhang khói phải ở địa điểm khác là miếu thờ vọng cây bồ đề, nơi gốc đề “cụ” từng sinh sống.
Ở làng Nhân Mỹ, mọi người đều có trách nhiệm bảo quản chim nhưng công việc chính được giao cho các thủ từ, ban quản lý di tích đình và hội người cao tuổi.
Điểm đặc biệt là qua 13 năm bảo quản thô sơ, xác chim đại bàng con gần như nguyên vẹn, chân chim trông như của sinh vật còn sống, không bị bọ hay mọt ăn lông.
Hình ảnh "cụ đại bàng đất” đã trở thành ký ức của dân suốt nhiều năm qua.