Mới đây, nhiếp ảnh gia Nick Út tuyên bố nghỉ hưu sau 51 năm làm việc ở hãng thông tấn AP. Trong thời gian làm việc cho hãng AP từ năm 16 tuổi, Nick Út có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới, trong đó nổi bật nhất là bức ảnh "Em bé Napalm". Tác phẩm này đã mang về cho Nick Út giải World Press Photo và Pulitzer năm 1973. Nick Út đã chụp bức ảnh "Em bé Napalm", trong đó gây ấn tượng với công chúng bởi hình ảnh cô bé Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, gào thét chạy ra quốc lộ, quần áo và da thịt bị cháy sau trận dội bom napalm của quân đội Mỹ, gây chấn động thế giới.Phóng viên ảnh Nick Út tên thật là Huỳnh Công Út, sinh năm 1951 tại Long An. Phóng viên ảnh này đã nhập quốc tịch Mỹ và làm phóng viên của hãng AP tại Los Angeles, Mỹ trong 51 năm. Khi làm việc ở hãng tin AP, ông theo dõi nhiều loại tin tức từ động đất, cháy rừng, thể thao, ngôi sao điện ảnh... Trong ảnh là hình ảnh bom napalm phát nổ gần một ngôi làng.Hình ảnh Phan Thị Kim Phúc cháy xem da thịt ở trên quốc lộ gần Trảng Bàng, cách Sài Gòn khoảng 40 km về phía Tây Bắc ngày 8/6/1972 khiến dư luận thế giới chấn động sau khi bức ảnh được công bố. Khi chứng kiến cảnh này, Nick Út đã đưa Kim Phúc tới trạm xá xã để các bác sỹ và y tá cứu sống cô.Hình ảnh khói đen bốc lên nghi ngút từ hiện trường vụ dội bom napalm của Mỹ ở Trảng Bàng ngày 8/6/1972.Hình ảnh quặn lòng người mẹ hoảng sợ, lo lắng, ôm con nhỏ bị cháy xém da thịt do ảnh hưởng của vụ dội bom napalm ở bên ngoài Trảng Bàng.Trong vụ dội bom napalm ở Trảng Bàng, rất nhiều dân thường bị bỏng nặng trong sự kiện kinh hoàng này. Người dân và binh lính đứng trên quốc lộ gần Trảng Bàng, cách Sài Gòn khoảng 40 km về phía Tây Bắc.Một người lính thuộc quân đội chính quyền Sài Gòn với gương mặt thất thần, ngồi bên cạnh người bạn thân bị bỏng nặng do tác động của bom napalm khi nó phát nổ ở Trảng Bàng.Nick Út cùng các đồng nghiệp đến từ các cơ quan báo chí, hãng thông tấn nước ngoài... tác nghiệp tại Sài Gòn hồi đầu năm 1968. Bức ảnh này được chụp trong thời gian diễn ra chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968.Bên cạnh những bức ảnh ghi lại tình hình chiến sự đẫm máu, nhiếp ảnh gia Nick Út cũng thực hiện nhiều bức ảnh về cuộc sống đời thường, giản dị của người dân Việt Nam. Trong ảnh là một nhóm nam giới vui đùa dưới nước gần Sài Gòn ngày 6/4/1969.
Mới đây, nhiếp ảnh gia Nick Út tuyên bố nghỉ hưu sau 51 năm làm việc ở hãng thông tấn AP. Trong thời gian làm việc cho hãng AP từ năm 16 tuổi, Nick Út có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới, trong đó nổi bật nhất là bức ảnh "Em bé Napalm". Tác phẩm này đã mang về cho Nick Út giải World Press Photo và Pulitzer năm 1973.
Nick Út đã chụp bức ảnh "Em bé Napalm", trong đó gây ấn tượng với công chúng bởi hình ảnh cô bé Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, gào thét chạy ra quốc lộ, quần áo và da thịt bị cháy sau trận dội bom napalm của quân đội Mỹ, gây chấn động thế giới.
Phóng viên ảnh Nick Út tên thật là Huỳnh Công Út, sinh năm 1951 tại Long An. Phóng viên ảnh này đã nhập quốc tịch Mỹ và làm phóng viên của hãng AP tại Los Angeles, Mỹ trong 51 năm. Khi làm việc ở hãng tin AP, ông theo dõi nhiều loại tin tức từ động đất, cháy rừng, thể thao, ngôi sao điện ảnh... Trong ảnh là hình ảnh bom napalm phát nổ gần một ngôi làng.
Hình ảnh Phan Thị Kim Phúc cháy xem da thịt ở trên quốc lộ gần Trảng Bàng, cách Sài Gòn khoảng 40 km về phía Tây Bắc ngày 8/6/1972 khiến dư luận thế giới chấn động sau khi bức ảnh được công bố. Khi chứng kiến cảnh này, Nick Út đã đưa Kim Phúc tới trạm xá xã để các bác sỹ và y tá cứu sống cô.
Hình ảnh khói đen bốc lên nghi ngút từ hiện trường vụ dội bom napalm của Mỹ ở Trảng Bàng ngày 8/6/1972.
Hình ảnh quặn lòng người mẹ hoảng sợ, lo lắng, ôm con nhỏ bị cháy xém da thịt do ảnh hưởng của vụ dội bom napalm ở bên ngoài Trảng Bàng.
Trong vụ dội bom napalm ở Trảng Bàng, rất nhiều dân thường bị bỏng nặng trong sự kiện kinh hoàng này. Người dân và binh lính đứng trên quốc lộ gần Trảng Bàng, cách Sài Gòn khoảng 40 km về phía Tây Bắc.
Một người lính thuộc quân đội chính quyền Sài Gòn với gương mặt thất thần, ngồi bên cạnh người bạn thân bị bỏng nặng do tác động của bom napalm khi nó phát nổ ở Trảng Bàng.
Nick Út cùng các đồng nghiệp đến từ các cơ quan báo chí, hãng thông tấn nước ngoài... tác nghiệp tại Sài Gòn hồi đầu năm 1968. Bức ảnh này được chụp trong thời gian diễn ra chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968.
Bên cạnh những bức ảnh ghi lại tình hình chiến sự đẫm máu, nhiếp ảnh gia Nick Út cũng thực hiện nhiều bức ảnh về cuộc sống đời thường, giản dị của người dân Việt Nam. Trong ảnh là một nhóm nam giới vui đùa dưới nước gần Sài Gòn ngày 6/4/1969.