Ngày 18/6/1961 là một dấu mốc quan trọng của Không quân Nhân dân Việt Nam, khi một tổ bay Li-2 dũng cảm, mưu trí hạ cánh xuống một vùng
căn cứ của Liên Khu 5 mở đường thắng lợi cho hàng trăm chuyến bay tiếp
theo chở súng đạn, lương thực, thuốc men tới miền Nam ruột thịt. Ảnh:
Những kiện hàng từ máy bay được đồng bào chuyển tiếp bằng đường bộ ra
mặt trận.Các tổ bay Li-2 và trực thăng Mi-4 luôn có mặt trong những trận đánh lớn, phục vụ bộ binh chiến đấu thắng lợi.Trực thăng Mi-4 thực hiện nhiệm vụ.Đồng chí Văn Tiến Dũng thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh
khen ngợi Không quân vận tải đã lập thành tích xuất sắc phục vụ chiến
trường.Để cứu vãn nguy cơ thất bại ở miền Nam Việt Nam, tổng thống Mỹ Johnson
thông qua kế hoạch đánh phá miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Xác chiếc máy bay Mỹ và phi
công tên Sumaker bị bắt sống, đánh dấu thất bại của cuộc hành quân "Mũi lao
lửa" của Mỹ khi đánh phá Quảng Bình, Vĩnh Linh.Các phi công đoàn bay 921 ngày đêm tìm cách đánh thắng máy bay địch.Cất cánh là chiến thắng.Từ trái sang phải, các phi công: Phạm Ngọc Lan, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ
và Trần Minh Phương vinh dự được ghi danh vào trang sử vàng của Tổ
quốc, chiến công đầu tiên của mặt trận trên không, diệt 2 máy bay hải
quân Mỹ ngày 3/4/1965.Từ trái sang phải, các phi công: Trần Hanh, Phạm Dây, Lê Minh Huân và
Trần Nguyên Năm lập chiến công lẫy lừng - ngày 4/4/1965 hạ tại
chỗ 2 F105D, con chủ bài của không quân chiến thuật Mỹ.Ngày 3/4/1965, địch mở chiến dịch Sấm rền đánh phá Hàm Rồng, phán đoán
đúng âm mưu của địch, lực lượng phòng không ta đã bày sẵn thế trận làm
cho địch bị thiệt hại ngay từ đợt đánh phá đầu tiên. Sau ngày 4/4/1965 -
ngày mà Đế quốc Mỹ gọi là "Ngày đen tối của không lực Mỹ", Lầu Năm Góc vội đưa sang Việt Nam những máy bay tiêm kích hiện đại kiểu F4 để
đối phó với không quân ta.Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân đang chỉ huy trận đánh đầu tiên của
không quân ta.Máy
ảnh kiểm tra trên máy bay đã chụp được chiếc F105D bị đồng chí Trần
Hanh bắn rơi ngày 4/4/1965.Ngày 5/4/1965, Bác Hồ gửi thư khen các đơn vị Không quân Nhân dân Việt Nam.Đại biểu những đơn vị chiến thắng Hàm Rồng gặp nhau trong Đại hội "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", tháng 8/1965.Không quân chiến đấu của ta đó.Lời thú nhận của địch.Phi công Lê Trọng Long luôn nêu cao tinh thần quên mình vì nước. Trước
những tên giặc lái F4 lợi hại, anh vẫn kiên quyết tấn công. Ngày
17/6/1965, với chiếc Mig17, anh hạ một F4, diệt tên phi công Mỹ. Trên
đường truy kích địch, anh bắn trúng chiếc thứ hai và hi sinh anh dũng.Những "Con ma" của Mỹ bị không quân ta bắn rơi.Lần đầu tiên, một biên đội MiG-17 của các phi công: Lan, Chiêu, Trì, Độ
đã hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội tên lửa diệt nhiều F4 của Mỹ trên vùng
trời Hà Bắc ngày 20/9/1965. Ảnh: Phi công Đặng Nhật Chiêu và thợ máy
Trần Tích sau trận thắng.Sự xuất hiện kỳ diệu của bộ đội tên lửa phòng không đã tạo thuận lợi cho không quân ta chiến thắng quân thù.Đúng ngày 3/2/1966 không quân ta mở trận đánh ban đêm đầu tiên, diệt hai máy bay của Hạm đội 7 Mỹ.Đoàn đại biểu các dân tộc Tây Bắc thăm đơn vị đã đánh thắng trận đêm 3/2/1966.Trên máy ra đa tín hiệu báo mục tiêu đã bị diệt.Ngày 25/9/1966, Bác Hồ tới thăm cán bộ công nhân viên kỹ thuật xưởng máy bay A3.Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị từ miền Nam ra, đã tặng
bộ đội Phòng không - Không quân chiếc đèn Trường Sơn, kỷ niệm chiến
thắng cuộc phản công mùa khô 65-66 của Mỹ.Vùng trời Thủ đô, niềm tự hào của các chiến sỹ không quân.Nhà nước và Nhân dân hết sức chăm lo xây dựng cho không quân nhân ta có
thêm căn cứ để đánh thắng quân thù. Đến cuối năm 1965, hàng loạt sân bay
đã được xây dựng và mở rộng. Ảnh: Máy bay chuẩn bị hạ cánh trên một
đường băng mới mở phía tây Hà Nội.Công nhân xây dựng luôn phấn đấu có những mẻ bê tông tốt làm đường băng cho máy bay ta."Ca 3" trên công trường sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa.Trên sân bay Yên Bái, Hà Sơn Bình và Hòa Lạc.
Ngày 18/6/1961 là một dấu mốc quan trọng của Không quân Nhân dân Việt Nam, khi một tổ bay Li-2 dũng cảm, mưu trí hạ cánh xuống một vùng
căn cứ của Liên Khu 5 mở đường thắng lợi cho hàng trăm chuyến bay tiếp
theo chở súng đạn, lương thực, thuốc men tới miền Nam ruột thịt. Ảnh:
Những kiện hàng từ máy bay được đồng bào chuyển tiếp bằng đường bộ ra
mặt trận.
Các tổ bay Li-2 và trực thăng Mi-4 luôn có mặt trong những trận đánh lớn, phục vụ bộ binh chiến đấu thắng lợi.
Trực thăng Mi-4 thực hiện nhiệm vụ.
Đồng chí Văn Tiến Dũng thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh
khen ngợi Không quân vận tải đã lập thành tích xuất sắc phục vụ chiến
trường.
Để cứu vãn nguy cơ thất bại ở miền Nam Việt Nam, tổng thống Mỹ Johnson
thông qua kế hoạch đánh phá miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Xác chiếc máy bay Mỹ và phi
công tên Sumaker bị bắt sống, đánh dấu thất bại của cuộc hành quân "Mũi lao
lửa" của Mỹ khi đánh phá Quảng Bình, Vĩnh Linh.
Các phi công đoàn bay 921 ngày đêm tìm cách đánh thắng máy bay địch.
Cất cánh là chiến thắng.
Từ trái sang phải, các phi công: Phạm Ngọc Lan, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ
và Trần Minh Phương vinh dự được ghi danh vào trang sử vàng của Tổ
quốc, chiến công đầu tiên của mặt trận trên không, diệt 2 máy bay hải
quân Mỹ ngày 3/4/1965.
Từ trái sang phải, các phi công: Trần Hanh, Phạm Dây, Lê Minh Huân và
Trần Nguyên Năm lập chiến công lẫy lừng - ngày 4/4/1965 hạ tại
chỗ 2 F105D, con chủ bài của không quân chiến thuật Mỹ.
Ngày 3/4/1965, địch mở chiến dịch Sấm rền đánh phá Hàm Rồng, phán đoán
đúng âm mưu của địch, lực lượng phòng không ta đã bày sẵn thế trận làm
cho địch bị thiệt hại ngay từ đợt đánh phá đầu tiên. Sau ngày 4/4/1965 -
ngày mà Đế quốc Mỹ gọi là "Ngày đen tối của không lực Mỹ", Lầu Năm Góc vội đưa sang Việt Nam những máy bay tiêm kích hiện đại kiểu F4 để
đối phó với không quân ta.
Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân đang chỉ huy trận đánh đầu tiên của
không quân ta.
Máy
ảnh kiểm tra trên máy bay đã chụp được chiếc F105D bị đồng chí Trần
Hanh bắn rơi ngày 4/4/1965.
Ngày 5/4/1965, Bác Hồ gửi thư khen các đơn vị Không quân Nhân dân Việt Nam.
Đại biểu những đơn vị chiến thắng Hàm Rồng gặp nhau trong Đại hội "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", tháng 8/1965.
Không quân chiến đấu của ta đó.
Lời thú nhận của địch.
Phi công Lê Trọng Long luôn nêu cao tinh thần quên mình vì nước. Trước
những tên giặc lái F4 lợi hại, anh vẫn kiên quyết tấn công. Ngày
17/6/1965, với chiếc Mig17, anh hạ một F4, diệt tên phi công Mỹ. Trên
đường truy kích địch, anh bắn trúng chiếc thứ hai và hi sinh anh dũng.
Những "Con ma" của Mỹ bị không quân ta bắn rơi.
Lần đầu tiên, một biên đội MiG-17 của các phi công: Lan, Chiêu, Trì, Độ
đã hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội tên lửa diệt nhiều F4 của Mỹ trên vùng
trời Hà Bắc ngày 20/9/1965. Ảnh: Phi công Đặng Nhật Chiêu và thợ máy
Trần Tích sau trận thắng.
Sự xuất hiện kỳ diệu của bộ đội tên lửa phòng không đã tạo thuận lợi cho không quân ta chiến thắng quân thù.
Đúng ngày 3/2/1966 không quân ta mở trận đánh ban đêm đầu tiên, diệt hai máy bay của Hạm đội 7 Mỹ.
Đoàn đại biểu các dân tộc Tây Bắc thăm đơn vị đã đánh thắng trận đêm 3/2/1966.
Trên máy ra đa tín hiệu báo mục tiêu đã bị diệt.
Ngày 25/9/1966, Bác Hồ tới thăm cán bộ công nhân viên kỹ thuật xưởng máy bay A3.
Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị từ miền Nam ra, đã tặng
bộ đội Phòng không - Không quân chiếc đèn Trường Sơn, kỷ niệm chiến
thắng cuộc phản công mùa khô 65-66 của Mỹ.
Vùng trời Thủ đô, niềm tự hào của các chiến sỹ không quân.
Nhà nước và Nhân dân hết sức chăm lo xây dựng cho không quân nhân ta có
thêm căn cứ để đánh thắng quân thù. Đến cuối năm 1965, hàng loạt sân bay
đã được xây dựng và mở rộng. Ảnh: Máy bay chuẩn bị hạ cánh trên một
đường băng mới mở phía tây Hà Nội.
Công nhân xây dựng luôn phấn đấu có những mẻ bê tông tốt làm đường băng cho máy bay ta.
"Ca 3" trên công trường sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa.
Trên sân bay Yên Bái, Hà Sơn Bình và Hòa Lạc.