Cầu Long Biên được xây dựng từ năm 1898-1902, là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng. Ảnh tư liệu.Cầu được người Pháp đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì cầu bắc qua bến Bồ Đề ở huyện Gia Lâm). Ảnh tư liệu.Cây cầu được có kiến trúc độc đáo, do hãng Daydé & Pillé thiết kế, lấy cảm hứng từ kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Ảnh tư liệu.Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3.000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Ảnh tư liệu.Việc xây cầu cần đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp. Ảnh tư liệu.Về tổng thể, cầu dài 2290m phần qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng), đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Ảnh tư liệu.Sau khi hoàn thành, cầu Long Biên trở thành cây cầu sắt có quy mô lớn và kiến trúc đẹp bậc nhất của khu vực. Tiếc rằng, hình hài của Long Biên không còn được giữ được nguyên vẹn cho đến nay. Ảnh tư liệu.Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần I (1965-1968), cầu Long Biên bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần II (1972) cầu bị ném bom 4 lần, phá hỏng 1500m cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt. Ảnh tư liệu.Sang thời bình, cầu Long Biên được sửa chữa, nhưng các nhịp cầu đã bị phá hủy không được khôi phục. Trong nhiều thập niên, cầu được sử dụng cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ. Cuối năm 2005 xe máy được phép đi qua cầu Long Biên để giảm việc ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương. Ảnh tư liệu.Cầu Long Biên trong một bức ảnh màu chụp năm 1915. Ảnh tư liệu.Cầu Long Biên nhìn từ bến sông Hồng, thập niên 1930. Ảnh tư liệu.Cầu Long Biên năm 1931. Ảnh tư liệu.Cầu Long Biên năm 1940. Ảnh tư liệu.Cầu Long Biên năm 1950. Ảnh tư liệu.Toàn cảnh cầu Long Biên nhìn từ máy bay, thập niên 1950. Ảnh tư liệu.Xem video: Kiến trúc cổ kinh thành Thăng Long.
Cầu Long Biên được xây dựng từ năm 1898-1902, là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng. Ảnh tư liệu.
Cầu được người Pháp đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì cầu bắc qua bến Bồ Đề ở huyện Gia Lâm). Ảnh tư liệu.
Cây cầu được có kiến trúc độc đáo, do hãng Daydé & Pillé thiết kế, lấy cảm hứng từ kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Ảnh tư liệu.
Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3.000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Ảnh tư liệu.
Việc xây cầu cần đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp. Ảnh tư liệu.
Về tổng thể, cầu dài 2290m phần qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng), đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Ảnh tư liệu.
Sau khi hoàn thành, cầu Long Biên trở thành cây cầu sắt có quy mô lớn và kiến trúc đẹp bậc nhất của khu vực. Tiếc rằng, hình hài của Long Biên không còn được giữ được nguyên vẹn cho đến nay. Ảnh tư liệu.
Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần I (1965-1968), cầu Long Biên bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần II (1972) cầu bị ném bom 4 lần, phá hỏng 1500m cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt. Ảnh tư liệu.
Sang thời bình, cầu Long Biên được sửa chữa, nhưng các nhịp cầu đã bị phá hủy không được khôi phục. Trong nhiều thập niên, cầu được sử dụng cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ. Cuối năm 2005 xe máy được phép đi qua cầu Long Biên để giảm việc ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương. Ảnh tư liệu.
Cầu Long Biên trong một bức ảnh màu chụp năm 1915. Ảnh tư liệu.
Cầu Long Biên nhìn từ bến sông Hồng, thập niên 1930. Ảnh tư liệu.
Cầu Long Biên năm 1931. Ảnh tư liệu.
Cầu Long Biên năm 1940. Ảnh tư liệu.
Cầu Long Biên năm 1950. Ảnh tư liệu.
Toàn cảnh cầu Long Biên nhìn từ máy bay, thập niên 1950. Ảnh tư liệu.
Xem video: Kiến trúc cổ kinh thành Thăng Long.