Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam là nơi đang lưu giữ một bức tượng hổ cổ xưa đcó giá trị lịch sử đặc biệt. Bức tượng này có niên đại từ thế kỷ 13-14, được đưa về từ lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ ở xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ có kích thước gần như thật (dài 1m43) được tạo hình với dáng điệu nằm xoài trên bệ. Nhìn chung, bức được tạo khối đơn giản nhưng vẫn toát lên sự sinh động, lột tả được vẻ dũng mãnh của vị chúa sơn lâm trong tư thế rất thư thái.Có ý kiến cho rằng, thông qua hình tượng con hổ, các nghệ sĩ điêu khắc thời xưa cố gắng lột tả thần thái của Thái sư Trần Thủ Độ - một nhân vật lịch sử được cho là có những tính cách mạnh mẽ tương đồng với loài hổ.Ngược dòng thời gian, Thái sư Trần Thủ Độ (1194 – 1264) là người góp phần quan trọng trong việc dựng lên triều Trần và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mông Cổ. Ông được các sử gia miêu tả như một người quyết đoán, mưu lược, đôi khi nhẫn tâm trong nỗ lực củng cố vương triều.Là một con người quyền biến, Trần Thủ Độ đã sắp đặt cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh để chiếm ngôi nhà Lý cho họ Trần, chỉ bằng một câu nói với bá quan văn võ: “Bệ hạ đã có chồng rồi!”.Khi Trần Thái Tông lên ngôi, Trần Thủ Độ cho quản thúc Lý Huệ Tông - cha của Lý Chiêu Hoàng - rồi ép phải tự tử. Tiếp đến, ông giáng hoàng hậu của Huệ Tông tức Trần Thị Dung làm Thiên Cực công chúa rồi tự “gả” cho mình.Một số sử liệu cho rằng vào năm Nhâm Thìn 1232, nhân lúc tôn thất nhà Lý về quê ngoại ở làng Hoa Lâm làm lễ cúng tổ tiên, Trần Thủ Độ đã lập mưu chôn sống hết. Dù vậy, câu chuyện này bị nhiều sử gia thời nay nghi ngờ về độ xác thực.Năm Đinh Dậu (1237), công chúa Thuận Thiên là vợ của Trần Liễu, anh của Thái Tông, đang mang thai 3 tháng, Trần Thủ Độ đã ép bà làm hoàng hậu, nghĩa là phải lấy em chồng, vì Lý Hoàng hậu đang hiếm muộn, gây ra phẫn nộ trong một bộ phận hoàng tộc...Vì những việc làm trên, Trần Thủ Độ đã bị các sử gia coi là một con người độc đoán và tàn bạo. Trong triều đình nhà Trần, dù không phải vua, ông được tất cả mọi người nể sợ như sợ hổ vậy.Xét cho cùng, Trần Thủ Độ là một khối mâu thuẫn giữa tốt và xấu, đức độ và nhẫn tâm, nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, ông vẫn luôn nhất quán mục tiêu vì một vương triều Trần và nhà nước Đại Việt hùng mạnh...Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam là nơi đang lưu giữ một bức tượng hổ cổ xưa đcó giá trị lịch sử đặc biệt. Bức tượng này có niên đại từ thế kỷ 13-14, được đưa về từ lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ ở xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ có kích thước gần như thật (dài 1m43) được tạo hình với dáng điệu nằm xoài trên bệ. Nhìn chung, bức được tạo khối đơn giản nhưng vẫn toát lên sự sinh động, lột tả được vẻ dũng mãnh của vị chúa sơn lâm trong tư thế rất thư thái.
Có ý kiến cho rằng, thông qua hình tượng con hổ, các nghệ sĩ điêu khắc thời xưa cố gắng lột tả thần thái của Thái sư Trần Thủ Độ - một nhân vật lịch sử được cho là có những tính cách mạnh mẽ tương đồng với loài hổ.
Ngược dòng thời gian, Thái sư Trần Thủ Độ (1194 – 1264) là người góp phần quan trọng trong việc dựng lên triều Trần và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mông Cổ. Ông được các sử gia miêu tả như một người quyết đoán, mưu lược, đôi khi nhẫn tâm trong nỗ lực củng cố vương triều.
Là một con người quyền biến, Trần Thủ Độ đã sắp đặt cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh để chiếm ngôi nhà Lý cho họ Trần, chỉ bằng một câu nói với bá quan văn võ: “Bệ hạ đã có chồng rồi!”.
Khi Trần Thái Tông lên ngôi, Trần Thủ Độ cho quản thúc Lý Huệ Tông - cha của Lý Chiêu Hoàng - rồi ép phải tự tử. Tiếp đến, ông giáng hoàng hậu của Huệ Tông tức Trần Thị Dung làm Thiên Cực công chúa rồi tự “gả” cho mình.
Một số sử liệu cho rằng vào năm Nhâm Thìn 1232, nhân lúc tôn thất nhà Lý về quê ngoại ở làng Hoa Lâm làm lễ cúng tổ tiên, Trần Thủ Độ đã lập mưu chôn sống hết. Dù vậy, câu chuyện này bị nhiều sử gia thời nay nghi ngờ về độ xác thực.
Năm Đinh Dậu (1237), công chúa Thuận Thiên là vợ của Trần Liễu, anh của Thái Tông, đang mang thai 3 tháng, Trần Thủ Độ đã ép bà làm hoàng hậu, nghĩa là phải lấy em chồng, vì Lý Hoàng hậu đang hiếm muộn, gây ra phẫn nộ trong một bộ phận hoàng tộc...
Vì những việc làm trên, Trần Thủ Độ đã bị các sử gia coi là một con người độc đoán và tàn bạo. Trong triều đình nhà Trần, dù không phải vua, ông được tất cả mọi người nể sợ như sợ hổ vậy.
Xét cho cùng, Trần Thủ Độ là một khối mâu thuẫn giữa tốt và xấu, đức độ và nhẫn tâm, nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, ông vẫn luôn nhất quán mục tiêu vì một vương triều Trần và nhà nước Đại Việt hùng mạnh...
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.